Cô gái gieo những “hạt mầm yêu thương”

Trưởng thành từ mái trường Marie Curie, nhìn lại chặng đường hơn 10 năm qua, chị Tống Liên Anh (CHS G1, 01 - 04) khẳng định: “Marie Curie là bước ngoặt lớn trong cuộc đời, là nơi chắp cánh cho những ước mơ của mình bay xa”.

PROFILE:

Chị Tống Liên Anh tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, Hà Nội; hiện công tác tại Bộ GD&ĐT.

Thành tích:
- Giành học bổng Marie Curie các năm 2001 - 2004.
- Đoạt giải Ba HSG thành phố môn Tiếng Anh năm 2003.
- Xuất bản 3 cuốn sách dịch về kinh tế: Vùng lợi nhuận (2008), Thẩm định chi tiết - Phương thức tạo ra giá trị trong các thương vụ mua bán và sáp nhập (2009), Inbound Marketing (2011).
- Giành học bổng Thạc sỹ của Chính phủ Úc (Australia Awards Scholarship, học bổng nghiên cứu chuyên sâu của UNESCO (Confintea VI Fellowship) tại châu Âu.


Từ điểm 3 đến HSG thành phố

Với cách nói chuyện tự nhiên, duyên dáng nhưng đầy cá tính, chị Liên Anh khiến người đối diện bị thu hút và cảm thấy rất thoải mái, dễ gần. Khi nhắc đến MC, điều chị nhớ nhất chính là tình cảm thầy trò giống như một gia đình vậy.

Sau hơn 10 năm rời Marie Curie, chị vẫn nhớ như in ngày đầu tiên đi học với điểm 3 môn Tiếng Anh. Cô nữ sinh chuyên Văn của một huyện miền núi nghèo lên Hà Nội học ngày ấy kể rằng, vì không có nền tảng kiến thức ngoại ngữ rồi các bạn cùng lớp lại nói tiếng Anh như gió nên chị cảm thấy tự ti, lo lắng, thậm chí sợ hãi mỗi khi có tiết. “Lúc ấy, Tiếng Anh là cơn ác mộng với mình. Khi cô gọi lên bảng, mình run bắn, lúng túng không trả lời được nên “lĩnh” điểm 3. Tối hôm đó, mình viết thư gửi về quê cho mẹ nói rằng, đó là điểm 3 đầu tiên và cũng là cuối cùng thời đi học của mình”, chị Liên Anh kể.

Từ đó, chị bắt đầu hành trình chinh phục tiếng Anh với quyết tâm rất lớn: “Học tiếng Anh không cần năng khiếu đặc biệt hoặc trí tuệ siêu việt, chỉ cần bạn làm nó với niềm say mê thực sự”. Cuối năm lớp 10, điểm tổng kết Tiếng Anh của chị dẫn đầu khối (9,2). Năm lớp 11, chị giành giải Ba thành phố môn Tiếng Anh và năm thứ 4 đại học xuất bản tác phẩm dịch đầu tay về kinh tế. Sau này, cuốn sách ấy được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong thư viện của nhiều trường.

Sự tiến bộ vượt bậc của chị giống như một “câu chuyện thần kỳ”, “phép màu” ở MC. Nếu ngày ấy, chị không chuyển từ quê ra thành phố học MC, có lẽ giờ đã trở thành một nữ nhà văn, giáo viên văn hay nhà phê bình văn học. “MC là bước ngoặt lớn trong đời của mình. Từ nhỏ, mình rất thích đọc truyện và mơ ước một ngày nào đó đặt chân đến những địa danh, đất nước nổi tiếng được nhắc tới trong các cuốn sách. Chính MC là nơi chắp cánh cho mình thực hiện ước mơ. Nếu không học ở đây, mình sẽ không thể có nền tảng tiếng Anh tốt, cũng như nhiều cơ hội đi gần 20 quốc gia trên thế giới. Những năm tháng ở MC giống như những viên gạch nhỏ giúp mình xây dựng con đường dẫn đến ước mơ”, chị tâm sự.

Ngày xưa, do biến cố gia đình, lại thêm những khó khăn khi từ quê lên thành phố học nên mình tự ti, rụt rè lắm. Nhưng các bạn trong lớp luôn chăm sóc, đùm bọc, lo lắng từ đôi giày, đôi tất đến áo ấm mùa đông… Các thầy cô dành cho mình tình yêu thương giống như tình yêu với cô con gái bé bỏng. Có lần tình cờ gặp ở cầu thang, thầy Khang gọi: “Liên Anh lên văn phòng thầy uống nước đi con!”. Thầy tận tình hỏi han mình chuyện học tập, gia đình, sức khỏe. Còn cô chủ nhiệm Hương Giang đặt cho mình biệt danh “Pha lê” và gọi mình là “tri kỉ” trong đời. Khi biết mình theo đuổi đam mê tiếng Anh, cô vẫn hết lòng khích lệ vì “cô biết em là cô gái nhỏ không ngừng nỗ lực chinh phục những điều mới mẻ” (trích lưu bút). Mình không quên tiết Toán hôm ấy, khi bắt gặp ánh mắt đượm buồn của mình do không đạt kết quả cao trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, cô Lệ Anh đã gọi mình ra ngoài, nắm lấy tay động viên: “Em đã làm rất tốt. Cô và các bạn đều tự hào về em. Đừng buồn nữa nhé!”. Cô Y Linh thì bảo: “Em là một trong những học trò đặc biệt nhất trong cuộc đời dạy học của cô”... Đến giờ nghĩ lại, mình vẫn hình dung được từng cử chỉ, ánh mắt tràn ngập yêu thương, quan tâm của thầy cô, bạn bè ở MC”, chị Liên Anh chia sẻ.

Gieo “hạt mầm yêu thương”

Từ khi còn là sinh viên ĐH Ngoại thương, chị Liên Anh đã nhiệt tình tham gia các chương trình tình nguyện như: nấu cháo từ thiện, vận động quyên góp áo ấm cho người dân vùng cao hay nhu yếu phẩm cho người nghèo… Những tỉnh thành xa xôi, khó khăn nơi địa đầu tổ quốc như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai không thể khiến cô gái nhỏ bé chùn bước. Những chuyến đi, những lần chứng kiến cảnh đời bất hạnh đã thôi thúc chị phải hành động nhiều hơn, làm nhiều việc tốt đẹp hơn nữa.

Chị Liên Anh cho biết, chuyến đi thay đổi sâu sắc suy nghĩ của chị về làm từ thiện là lần tới thăm một trường học trên đỉnh núi Sán Trán, Yên Bái. “Có cậu bé mặc áo khoác mùa đông bị hỏng khoá, phơi ra chiếc bụng ngăm đen dính đất. Mình hỏi thầy giáo sao nóng thế mà em ấy lại mặc áo bông. Thầy bảo vì nhà nghèo nên em không có áo mặc. Trong khi đó, các nhóm tình nguyện chỉ mang lên đây áo ấm nên quanh năm, dù nóng hay lạnh, em vẫn phải mặc chiếc áo ấy. Có cậu bé thì toàn bộ da đầu là mảng sẹo lớn, chỉ mọc được ít tóc do bị ngã vào bếp lửa. Gia đình không có tiền đi bệnh viện nên đành cho ở nhà “cúng ma”. Khi mình hỏi có đau không, em rụt rè gật đầu. Mình hỏi tiếp về ước mơ sau này, em bảo: “Lớn lên, em muốn được đi chăn trâu”.

Lúc ra về, mình cứ nghĩ mãi về những đôi chân nhỏ xíu tím tái băng qua đường núi gập ghềnh để tới lớp khi cơn lạnh “cắt da, cắt thịt” của mùa đông kéo đến; cả ngôi trường, làng bản chìm trong mây, trong sương, trong giá buốt. Mình nghĩ đến phòng ăn - ngủ ghép tạm bằng mấy miếng gỗ với những tấm chăn, chiếu mà vào mùa đông, sương len qua khe hở, hấp hơi nước lạnh cóng. Cuộc sống của các em sẽ ra sao nếu bị cô lập bởi đồi núi trập trùng và ước mơ sau này chỉ là được đi chăn trâu giống như bố mẹ, cha ông bấy lâu nay... Một đứa trẻ không có ước mơ, không biết đi học để làm gì, không có động lực thay đổi cuộc sống thì cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, thất học sẽ còn mãi. Điều đó thực sự khiến mình trăn trở suy nghĩ phải tìm ra cách làm từ thiện khác”.

Tình yêu sách và lòng trắc ẩn đã giúp chị nhận ra, giáo dục chính là điểm mấu chốt, là động lực để thay đổi. Năm 2015, chị tham gia dự án “Sách hóa nông thôn” (SHNT) do anh Nguyễn Quang Thạch khởi xướng. Làm với tất cả tâm huyết, chị đã “chở” tri thức đến từng thôn bản, vùng núi xa xôi; chắp cánh ước mơ cho bao em nhỏ tới trường. Vừa qua, chị là một trong hai đại diện của SHNT Việt Nam sang Pháp nhận giải thưởng quốc tế về xóa mù chữ của UNESCO.

Tháng 1/2017, chị Liên Anh sẽ sang Úc học Thạc sỹ hai năm theo học bổng của Chính phủ. Với tâm niệm trở thành người gieo những “hạt mầm yêu thương”, chị sẽ vẫn tiếp tục thực hiện những dự định, mong muốn truyền động lực sống, thay đổi tới cộng đồng.

“Tip” giành học bổng du học

Điều kiện cần là bạn phải trau dồi những kiến thức nền tảng ở trường, lớp và có điểm số tốt. Trong đó, ngoại ngữ là công cụ đắc lực, không thể thiếu. Hơn nữa, nếu trong hồ sơ, bạn cho thấy được ước mơ, hoài bão muốn thay đổi cộng đồng, xã hội và thực hiện những dự án đó bằng tất cả tâm huyết thì sẽ ghi điểm lớn đấy. Hiện nay, MCer có nhiều cơ hội trải nghiệm thông qua việc nghiên cứu khoa học, tham gia hoạt động ngoại khóa…, từ đó giúp các em định vị được bản thân và tìm ra sứ mệnh trong tương lai của mình.


* Bài viết được trích từ MCer Link số 26

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm