Những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ

Chơi ô ăn quan

Đây được xem là trò chơi trí tuệ mà trước đây, bất kì trẻ em nào cũng từng ít nhất 1 lần chơi trò này. Chỉ với 1 viên phấn, viên gạch, những viên sỏi lớn nhỏ, một khoảng sân, các bạn đã có ngay một buổi chơi ô ăn quan vô cùng vui vẻ và thú vị. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông nhỏ (ô dân), mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai đầu được vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài (ô quan). Người thông minh nhất sẽ nghĩ ra cách đi để giành được nhiều quân hơn đối phương. Kết thúc trò chơi, nếu ai có nhiều quân sẽ giành chiến thắng.

Thảy gạch

... Là trò chơi yêu thích của hầu hết teen-girl ngày nhỏ. Chỉ cần 5-10 viên đá to vừa phải, những viên đá phải tròn tròn, không quá nhọn, cũng không quá nặng. Để chọn ra ai là người chơi đầu tiên, mỗi người nắm 10 viên đá trong tay, sau đó lật tay bắt đá, ai bắt được nhiều nhất sẽ là người chơi đầu tiên. Trò chơi này đòi hỏi sự linh hoạt của đôi bàn tay. Người cẩn thận và có đôi tay khéo léo nhất không làm rơi đá sẽ dễ dàng vượt qua trò chơi.

Bắn bi

Nếu Thảy gạch là trò chơi của con gái thì bắn bi lại là trò chơi của hội con trai. Những viên bi ve tròn, nhiều màu sắc khiến nhiều chàng trai mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn một bộ sưu tập nữa cơ. Khả năng nhắm chính xác mục tiêu với những cự li khác nhau mang đến cho teen-boy giờ phút vui chơi hết sức vui vẻ. Đương nhiên, người chiến thắng sẽ có những viên bi mình vừa bắn trúng của đối phương.

"Rồng rắn lên mây"

Một trò chơi tập thể đầy tiếng cười và đòi hỏi người chơi phải chạy hết công sức, có tinh thần tập thể cao. Luật chơi là sẽ có một người đứng ra làm thầy thuốc hay chủ nhà. Những người còn lại sắp hàng dài, người đứng sau sẽ nắm lấy vạt áo hay ôm eo người đứng trước. Bắt đầu chơi, tất cả sẽ hát bài: "Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc...". Vừa hát vừa đi vòng vòng, sau đó các bạn sẽ dừng lại trước nhà thầy thuốc và hỏi xem thầy chọn khúc nào? Sau khi chọn được khúc ưng ý sẽ là lúc thầy thuốc tìm mọi cách để bắt được người đang đứng ở khúc ấy. Nhiệm vụ của người đứng đầu là dang tay không cho thầy thuốc bắt được. Nếu bạn nào bị bắt sẽ phải làm thầy thuốc để tiếp tục cuộc chơi.

Bịt mắt bắt dê

Nếu bạn thích cảm giác hồi hộp khi bị bịt kín mắt bởi một chiếc khăn và không nhìn thấy ai cả thì "Bịt mắt bắt dê" sẽ là trò chơi ưa thích. Cách chơi vô cùng đơn giản: sẽ có một người bị bịt mắt, những người còn lại sẽ đứng thành vòng tròn quanh người đó. Sau khi khẩu hiệu "bắt đầu" được hô vang, mọi người sẽ đi xung quanh cho đến khi có khẩu hiệu "Dừng lại!". Khi ấy, người bị bịt mắt sẽ đi xung quanh để bắt một ai đó. Nếu đoán đúng tên, người bị bắt sẽ phải ra thay thế, còn nếu đoán sai thì người đang bịt mắt vẫn phải tiếp tục đi "bắt dê".

5, 10, 15, 20...

Để chơi trò này, bạn cần nhiều người càng tốt để tăng phần kịch tính và hồi hộp. Đầu tiên, những người tham gia sẽ chơi oẳn tù tì với nhau. Người thua cuối cùng sẽ đứng sát vào vách tường và bắt đầu đếm "5, 10, 15, 20...", trong khi tất cả những người khác sẽ chọn chỗ núp an toàn cho mình. Khi mọi người đã tìm được chỗ ẩn trốn thì người còn lại sẽ bắt đầu đi tìm những người đang ẩn nấp xung quanh. Điểm đặc biệt là người thắng trò chơi oẳn tù tì sẽ hồi hộp hơn người thua vì vừa phải chọn chỗ trốn vừa phải lo lắng vì sợ bị phát hiện.

Nhảy dây

Những chiếc dây thun nối lại với nhau thành một sợi dài, sau đó người chơi sẽ oẳn tù tì để chọn ra 2 người thua cuộc cầm dây thun. Cách chơi vô cùng phong phú, đa dạng. Bạn có thể chơi nhảy dây theo kiểu từ thấp lên cao (từ bậc đầu gối, vạt áo, vai, đầu, nhón gót...), sau đó những người còn lại sẽ phải nhảy qua được sợi dây thun ở những bậc ấy. Người nhảy không được hay đụng phải dây ở những bậc thấp sẽ thay thế cho 2 người cầm dây.

Chơi "U"

Với một khoảng sân rộng, các bạn sẽ chia thành 2 đội với một đường ranh giới ở gữa. Khi chơi, một thành viên của đội 1 sẽ chạy qua "phần đất" của đội 2, vừa đi vừa phải liên tục phát ra âm "U..." không ngắt hơi và phải để đối phương nghe thấy. Trong lúc đó, những người của đội 2 sẽ tìm cách bắt thành viên này và làm cho họ không thể nói 'u" được nữa để trở thành "tù nhân" của mình. Để chơi "U", bạn phải có hơi thật dài và không bị phân tâm khi bị đối phương vây lấy mình.

Chơi chuyền

Lại là trò chơi dân gian quen thuộc của các bạn nữ, tuy nhiên không ít teen-boy "mê mệt" trò chơi khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa đôi tay và những chiếc đũa này. Bạn cần có từ 10 - 20 chiếc đũa, 1 quả banh nỉ và một mặt sân bằng phẳng. Để xem ai là người đi trước, những người chơi lần lượt thẩy banh và khi banh chạm đất cũng là lúc người chơi dùng tay bắt lấy những chiếc đũa trước lúc bắt trái banh lại, người nào bắt được nhiều đũa sẽ chơi trước. Cách chơi cũng như vậy, người chơi sẽ lần lượt bắt lấy một chiếc đũa, hai chiếc đũa... và thực hiện những động tác xoay tay, đập đũa, phối hợp nhịp nhàng với banh. Ai chơi hết các vòng đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Tạt lon

Với một chiếc lon từ hộp sữa cũ, lon nước ngọt, lon bia, vài chiếc dép không quá nặng để có thể tạt đi xa và một vài người bạn trong xóm, trong lớp là đã có thể bắt đầu chơi trò tạt lon. Khi bắt đầu, mọi người cũng sẽ oẳn tù tì với nhau, người thua cuối cùng sẽ là người "canh lon". Những người còn lại sẽ chọn cho mình một chiếc dép, sau đó sẽ tiến hành tạt dép với một mức đã định trước, ai tạt thấp hay xa định mức nhất sẽ là người phải tạt lon đầu tiên. Người chơi phải tạt sau cho lon ngã và văng càng xa càng tốt, sau đó chạy lên nhặt chiếc dép về thật nhanh. Nếu chạy chậm và người giữ lon đã nhặt được lon để vào đúng vị trí, họ sẽ chạy theo bắt người tạt lon. Bị bắt trúng, người tạt lon sẽ thua và thay vị trí cho người giữ lon.

Nhảy lò cò

Người chơi sẽ chọn một khoảng sân rộng rãi, kẻ một hình chữ nhật, sau đó chia hình ra thành 7-10 ô tuỳ theo sở thích chơi của từng người, từng nhóm và đánh số thứ tự 1, 2, 3... vào những ô ấy. Mỗi người chơi sẽ chọn cho mình một chiếc dép hoặc một viên gạch vuông vừa tầm tay, sau đó sẽ tiến hành oẳn tù tì hay thi nhau ném dép, ném gạch để xem ai là người đi trước. Kế đến từng người sẽ đi theo vị trí đã chọn, luật chơi là mỗi người sẽ lần lượt ném gạch, dép vào từng ô và lò cò vào những ô khách, cứ thế người nào đi hết các ô và xây được nhà đầu tiên sẽ giành chiến thắng.

Các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một, thay vào đó là những trò chơi điện tử hiện đại, game online. Nhưng có lẽ, nó sẽ là một kí ức không thể nào quên với những bạn trẻ đã từng một thời "say đắm" nó. Còn bạn, bạn đã từng trải qua những trò chơi này chưa?

Theo Tiin

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm