Cựu MCer với chuyến đi ước mơ

Không chỉ thành công trong nhiều lĩnh vực, nhiều cựu MCer sau khi rời mái trường MC đều tự tin thực hiện những điều mơ ước. Chị Trần Mẫn Linh (CHS P, 09 - 13) là một ví dụ. Với khát khao khám phá thế giới theo cách riêng, tháng 7/2018, chị đã tham gia chương trình trao đổi thanh niên châu Á - Thái Bình Dương ở Philippines. Những câu chuyện thú vị mà chị đã trải qua tại đây hứa hẹn mang đến cho chúng mình nhiều bài học bổ ích. 

Vốn là người yêu thích các hoạt động cộng đồng, xã hội nên mình đã quyết định nộp hồ sơ tham gia chuyến hành trình 12 ngày mang tên “Asia Pacific Youth Exchange” (Trao đổi thanh niên châu Á - Thái Bình Dương) tại Philippines. Thế rồi mình đỗ và lên đường.

Ba ngày đầu tiên của APYE là chương trình “Leadership Development Training”. Trong thời gian đó, mình được cung cấp những kiến thức cần thiết để thực hiện một dự án liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững - Hành động vì khí hậu. Chúng mình cùng nhau đi qua những giờ học “căng não” khi giải quyết các tình huống thực tế và thuyết trình. Các diễn giả được mời đến đều là những người tài năng và truyền cảm hứng. Ngày thứ tư, chúng mình thức dậy lúc 4h để di chuyển đến địa điểm thực tế: City of San Fernando, La Union. Đó là thành phố cách Manila 5 tiếng chạy xe, sở hữu đường bờ biển dài và đẹp. Tại đây, chúng mình sống trong nhà của người dân địa phương (Barangay Pias), ăn những món họ ăn, sinh hoạt theo lối sống của họ để hiểu hơn về những khó khăn họ gặp phải.

Một điều mình vô cùng ấn tượng về Philippines là từ trẻ em đến người già 70, 80 tuổi, ai cũng nói tiếng Anh rất sành sỏi và lưu loát. Thậm chí, người già còn tự ái khi được hỏi: “Do you speak English?” (Bạn có nói tiếng Anh không?). Qua tìm hiểu, mình được biết, tiếng Anh là một trong ba môn học bắt buộc khi vào Tiểu học. Lên bậc THCS, toàn bộ môn học ở trường tại Philippines đều được giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoại trừ môn Filipino. Nhờ đó, chúng mình giao tiếp dễ dàng hơn với người dân và có cơ hội trò chuyện với họ như con, cháu trong nhà. Dù điều kiện vật chất còn thiếu thốn nhưng người dân nơi đây luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho tụi mình. Họ nhường giường, quạt cho mình ngủ; liên tục hỏi chúng mình gặp khó khăn gì không. Mình nhớ một lần giặt quần áo rồi phơi ngoài hiên, trời hôm ấy mưa to nhưng mình lại không ở nhà. Buổi tối trở về, mình thấy chiếc áo đã khô cong và được cuộn gọn gàng nơi mình nằm. Dù chỉ là hành động nhỏ nhưng sự quan tâm ấy khiến mình cảm thấy ấm áp như ở nhà. Mỗi bữa sáng ở đây đều được chuẩn bị rất công phu với các món đa dạng, từ mỳ Ý, trứng rán, xúc xích đến gà, cá sốt chua ngọt... Chủ nhà - người bà mà chúng mình rất kính mến lúc nào cũng lo các cháu ngủ có ngon không, ăn có no không. Trước ngày rời khỏi Barangay Pias, tụi mình và người dân đã tổ chức tiệc chia tay đong đầy tình cảm.

12 ngày ở Philippines còn mang đến cho mình những người bạn giỏi giang và rất mực chân thành. Trước khi đi, mình từng nghĩ sẽ thật khó để hiểu những người bạn quốc tế nhưng APYE đã cho mình thấy điều ngược lại. Nhóm mình có 7 thành viên đến từ 6 quốc gia: Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Pakistan. Tụi mình không bao giờ hết chuyện để kể, để nói với nhau bởi mỗi chủ đề đưa ra lại được bàn luận dưới góc nhìn của 6 nước. 14 năm đi học cho mình không ít kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý nhưng khi được nghe chính “người trong cuộc” kể lại, mình cảm thấy kiến thức “sống dậy” ngay trước mắt. Clarista và Athar (Indonesia) chỉ mới 16 tuổi và đang học cấp 3. Mình, Sabina (Đài Loan) và Chen (Trung Quốc) hiện là sinh viên Đại học; còn Sheraz (Pakistan), Christian (Philipines) đã đi làm. Sự đa dạng về độ tuổi cho phép chúng mình học hỏi lẫn nhau nhiều hơn và quan tâm, chăm sóc nhau như anh, chị em trong gia đình. Trong thời gian đi thực tế, nhóm mình đã tới khảo sát hơn 20 gia đình tại Barangay Pias về thực trạng môi trường, xã hội mà họ gặp phải để đưa ra ý tưởng cải thiện. Mình sẽ không quên những ngày ở City of San Fernando, La Union, chúng mình được ra biển chơi sau những giờ làm việc căng thẳng, cùng nhau rong ruổi trên chiếc xe jeepney cà tàng và nếm thử những món ăn đường phố. Đó còn là những khi đội nắng đi cấy lúa, đội mưa đi tìm thông tin và từng bữa ăn trò chuyện, cười đùa không ngớt.

Nhớ trước lúc đi, nhiều người hỏi mình: “Có quen ai không?”, “Có người Việt nào đi cùng không?”, “Đoàn Việt Nam tập trung rồi cùng đi chứ?”. Không, từ lúc tìm thông tin, “apply” cho đến khi đi, mình chỉ có một mình. Bởi mình hiểu lối tư duy “bám víu” sẽ cản trở mình sống và khám phá bằng tất cả khả năng, cản trở mình bước ra khỏi vùng an toàn. Nếu đi cùng đoàn người Việt, chuyến “exchange” của mình sẽ trở thành chuyến du ngoạn với những người bạn Việt Nam, hết ngày lại về nhìn nhau nói tiếng Việt, chẳng có cơ hội để trao đổi văn hoá. Mình thích cảm giác đến một nơi hoàn toàn xa lạ, không ai biết mình là ai, chẳng ai biết mình đã trải qua những gì. Và chúng ta - những người xa lạ lại được chọn cách thể hiện bản thân từ đầu, lại đến với nhau bằng tất cả chân thành, nhiệt huyết và sục sôi của tuổi trẻ.

Không giống những chuyến đi khác, mình thường trở về nhà với tâm trạng mãn nguyện và phấn khởi. Với chuyến đi này, ngày đặt chân xuống sân bay Nội Bài, mình thật sự hẫng hụt. Cảm giác mọi chuyện vừa mới đây thôi mà giờ đã ở rất xa, khi mọi người đều phải trở lại cuộc sống trước đó. Dẫu vậy, mình sẽ giữ mãi những kỷ niệm về APYE Manila 2018, giấc mơ của tuổi 20 đẹp đẽ nhất trong đời. 

Profile:

Trần Mẫn Linh hiện là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Các thành tích đạt được:

Học bổng loại Giỏi học kỳ 1 năm học 2017 - 2018 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (điểm tổng kết đứng nhất lớp).

Thành viên Ban Điều hành tại WeeknJoy - Mô hình giải trí Giáo dục trải nghiệm cuối tuần (2017).

Thành viên Ban Quan hệ công chúng, tổ chức VietAbroader (2017).

Thành viên Ban Đối ngoại, tổ chức USGuide (2017).

Thành viên Ban Tổ chức trại hè “You’re Only Freshman Once”, tổ chức VietAbroader (2015).

Đồng sáng lập và Trưởng Ban tổ chức dự án xã hội “From Blood to Heart” (2014).

Giải Nhì và giải “Đội được yêu thích nhất” cuộc thi “Dash For Impact” (2014).

Cộng tác viên ban Truyền thông - Đối ngoại tại báo Hoa Học Trò (2014).

Huấn luyện viên tại Smartskill - Trung tâm đào tạo kỹ năng thông minh (2013 - 2015).

 

19

Tháng 4/2024

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024 09:04 Viết bởi TRUONG MARIE
Hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

17

Tháng 4/2024

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Thứ tư, 17 Tháng 4 2024 15:06 Viết bởi TRUONG MARIE
Tại Chung kết (CK) giải “Bóng rổ thanh niên quận Hà Đông 2024”, đội THPT Marie Curie đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh để giành cúp Vô địch.
Xem thêm

16

Tháng 4/2024

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 10:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Các bạn đã có trải nghiệm ý nghĩa và đầy cảm xúc khi được “mục sở thị” tòa nhà Quốc hội Việt Nam.
Xem thêm

16

Tháng 4/2024

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 08:30 Viết bởi TRUONG MARIE
Mình yêu văn đủ để cười nhiều hơn mỗi ngày lên lớp. Văn chương đã cho mình những điều tích cực, biết mình còn rung động và được yêu. Đáp lại những nụ cười ấy là sự tin yêu của học trò và đồng nghiệp.
Xem thêm

11

Tháng 4/2024

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

Thứ năm, 11 Tháng 4 2024 16:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Tập thể 12M1 đã tới trao quà cho các bệnh nhân ở xóm chạy thận Ngọc Hồi; cùng nhóm Sen Hồng nấu và phát hơn 300 suất cơm chay cho người nhà bệnh nhân ở viện Nhi Trung ương.
Xem thêm