Thầy Khang đặt câu hỏi, “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội), muốn thu hút được người tài vào sư phạm thì phải nâng thu nhập của giáo viên để họ có thể sống tốt.

Ngày 21/2, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề về đào tạo và tuyển dụng giáo viên. Một trong số những ý kiến thu hút được sự chú ý của dư luận là của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ. Theo ông, “ngành giáo dục nên nghiên cứu quy hoạch về tuyển và sử dụng giáo viên. Bởi nghề giáo viên là một nghề đặc thù, là vấn đề đặc biệt cần sự quan tâm và ưu tiên ngang lực lượng vũ trang. Việc tuyển sinh theo mô hình như quân đội là tốt nhất, cần bao nhiêu, tuyển bấy nhiêu; ra trường là sắp xếp công việc, không có chuyện phải thi công chức. Để giáo viên yên tâm đi học sư phạm thì nhất thiết có việc làm”.

Xung quanh vấn đề trên, trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội) cho rằng: “Liệu “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?”. Theo thầy, những năm gần đây, tuyển sinh vào ngành Công an và Quân đội có đầu vào rất cao mà nguyên nhân cơ bản nhất là khi học ở trường công an hoặc quân đội, học viên được bao cấp hoàn toàn vì được xác định vào biên chế của lực lượng vũ trang (người lính đi học). Sau khi học xong, học viên được phân công về các đơn vị công tác theo nhu cầu của ngành. Học viên phải chấp hành sự phân công, đó là mệnh lệnh. Trong khi đó, những năm gần đây, tuyển sinh vào ngành Sư phạm có đầu vào rất thấp và nguyên nhân là học xong không tìm được việc làm, thất nghiệp quá nhiều. Nếu xin được việc (phải “chạy” khá nhiều tiền) thì lương không đủ sống.

Thầy cho rằng: “Có lẽ xuất phát từ đó, tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về Luật Giáo dục sửa đổi đã có ý kiến đề nghị tuyển sinh sư phạm, phân công công việc sau khi học xong, chế độ lương... như quân đội! Nghe qua thấy hay, hợp lý! Nhưng khi ngẫm nghĩ..., liệu “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?”.

Cũng theo thầy Khang, vấn đề mấu chốt hiện nay là làm sao thu hút được người tài vào ngành sư phạm. Muốn làm được thì cần nhiều sự thay đổi đồng bộ và cần lộ trình khá dài. Thầy nêu ra các giải pháp: “Nâng thu nhập giáo viên để họ có thể sống tốt bằng cách: giảm biên chế thừa, cho nghỉ những giáo viên yếu kém, thay đổi cách tuyển giáo viên, thay đổi cách trả lương (trả lương theo công việc thực tế) để khuyến khích lao động. Khi có đội ngũ giáo viên hợp lý về số lượng và chất lượng đảm bảo thì thu nhập của giáo viên chắc chắn sẽ cao, sống tốt! Quy hoạch hợp lý các trường Sư phạm để tránh đào tạo dư thừa. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục”.

Trước đó, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề phân công công tác cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm. Thường trực Ủy ban ban cho rằng, hiện nay, việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề: số lượng đào tạo nhiều nhưng tuyển dụng ít, dẫn tới dư thừa, lãng phí. Đội ngũ nhà giáo vừa trong tình trạng thừa - thiếu cục bộ, vừa hạn chế về chất lượng, khó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo ông, cần quy định việc tuyển sinh theo nhu cầu đối với các trường sư phạm và chế độ tuyển dụng đặc thù riêng của ngành giáo dục (khác với quy trình tuyển dụng của Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập.

Theo Xaluan.com

(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2477019)

29

Tháng 11/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 12/2024 của khối MG - TH - THCS.
Xem thêm

28

Tháng 11/2024

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

Thứ năm, 28 Tháng 11 2024 09:36 Viết bởi TRUONG MARIE
Nguyễn Tuệ Uyển Nhi (CHS P1, 17 - 21) du học nước Anh từ năm lớp 11. Với sự tự tin và bản lĩnh mạnh mẽ, cô bạn không chỉ vượt qua nhiều thử thách nơi đất khách, quê người mà còn trở thành cố vấn học thuật, tham gia nghiên cứu khoa học và nhận được học bổng từ nhiều trường đại học danh tiếng.
Xem thêm

27

Tháng 11/2024

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 08:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Năm tôi học lớp 5, cũng như các phụ huynh khác, mẹ tất bật tìm hiểu trường cấp 2 cho tôi. Mẹ mong muốn tìm một ngôi trường vừa tốt cho chuyện học vừa tổ chức bán trú để đỡ vất vả lo bữa trưa và quản lý tôi nửa ngày còn lại. Sau thời gian tìm hiểu trường Marie Curie ở Trung Yên, mẹ đã gửi gắm niềm tin và hy vọng lớn lao vào đó.
Xem thêm

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm