Thầy Khang đặt câu hỏi, “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?

Theo thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội), muốn thu hút được người tài vào sư phạm thì phải nâng thu nhập của giáo viên để họ có thể sống tốt.

Ngày 21/2, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề về đào tạo và tuyển dụng giáo viên. Một trong số những ý kiến thu hút được sự chú ý của dư luận là của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ. Theo ông, “ngành giáo dục nên nghiên cứu quy hoạch về tuyển và sử dụng giáo viên. Bởi nghề giáo viên là một nghề đặc thù, là vấn đề đặc biệt cần sự quan tâm và ưu tiên ngang lực lượng vũ trang. Việc tuyển sinh theo mô hình như quân đội là tốt nhất, cần bao nhiêu, tuyển bấy nhiêu; ra trường là sắp xếp công việc, không có chuyện phải thi công chức. Để giáo viên yên tâm đi học sư phạm thì nhất thiết có việc làm”.

Xung quanh vấn đề trên, trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang (Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội) cho rằng: “Liệu “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?”. Theo thầy, những năm gần đây, tuyển sinh vào ngành Công an và Quân đội có đầu vào rất cao mà nguyên nhân cơ bản nhất là khi học ở trường công an hoặc quân đội, học viên được bao cấp hoàn toàn vì được xác định vào biên chế của lực lượng vũ trang (người lính đi học). Sau khi học xong, học viên được phân công về các đơn vị công tác theo nhu cầu của ngành. Học viên phải chấp hành sự phân công, đó là mệnh lệnh. Trong khi đó, những năm gần đây, tuyển sinh vào ngành Sư phạm có đầu vào rất thấp và nguyên nhân là học xong không tìm được việc làm, thất nghiệp quá nhiều. Nếu xin được việc (phải “chạy” khá nhiều tiền) thì lương không đủ sống.

Thầy cho rằng: “Có lẽ xuất phát từ đó, tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về Luật Giáo dục sửa đổi đã có ý kiến đề nghị tuyển sinh sư phạm, phân công công việc sau khi học xong, chế độ lương... như quân đội! Nghe qua thấy hay, hợp lý! Nhưng khi ngẫm nghĩ..., liệu “quân sự hoá” ngành giáo dục có khả thi không?”.

Cũng theo thầy Khang, vấn đề mấu chốt hiện nay là làm sao thu hút được người tài vào ngành sư phạm. Muốn làm được thì cần nhiều sự thay đổi đồng bộ và cần lộ trình khá dài. Thầy nêu ra các giải pháp: “Nâng thu nhập giáo viên để họ có thể sống tốt bằng cách: giảm biên chế thừa, cho nghỉ những giáo viên yếu kém, thay đổi cách tuyển giáo viên, thay đổi cách trả lương (trả lương theo công việc thực tế) để khuyến khích lao động. Khi có đội ngũ giáo viên hợp lý về số lượng và chất lượng đảm bảo thì thu nhập của giáo viên chắc chắn sẽ cao, sống tốt! Quy hoạch hợp lý các trường Sư phạm để tránh đào tạo dư thừa. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục”.

Trước đó, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề phân công công tác cho sinh viên tốt nghiệp sư phạm. Thường trực Ủy ban ban cho rằng, hiện nay, việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên đã và đang đặt ra nhiều vấn đề: số lượng đào tạo nhiều nhưng tuyển dụng ít, dẫn tới dư thừa, lãng phí. Đội ngũ nhà giáo vừa trong tình trạng thừa - thiếu cục bộ, vừa hạn chế về chất lượng, khó đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo ông, cần quy định việc tuyển sinh theo nhu cầu đối với các trường sư phạm và chế độ tuyển dụng đặc thù riêng của ngành giáo dục (khác với quy trình tuyển dụng của Luật Viên chức) đối với giáo viên các cơ sở giáo dục công lập.

Theo Xaluan.com

(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2477019)

Đại hội Đoàn thành công và đáng nhớ

Thứ ba, 03 Tháng 10 2023 03:55 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 1/10, Đại hội Đoàn trường năm học 2023 - 2024 diễn ra tại cơ sở Văn Phú với sự tham gia của đông đủ đại biểu giáo viên, học sinh. Sau thành công của Đại hội, các đại biểu có trải nghiệm thú vị và đáng nhớ tại Bảo tàng Hà Nội.
Xem thêm

03

Tháng 10/2023

Tiết học bổ ích về phòng, chống bạo lực học đường

Tiết học bổ ích về phòng, chống bạo lực học đường

Tiết học bổ ích về phòng, chống bạo lực học đường

Thứ ba, 03 Tháng 10 2023 02:54 Viết bởi TRUONG MARIE
Trong tiết học về phòng, chống và ứng phó với bạo lực học đường (BLHĐ), các MCer 6 hiểu rõ hơn khái niệm, các hình thức BLHĐ, cũng như thấu hiểu tâm lý của người gây ra bạo lực, người bị bạo hành. Đặc biệt, các bạn học được cách xử lý mâu thuẫn sao cho ổn thỏa.
Xem thêm

02

Tháng 10/2023

Cử nhân U80 truyền cảm hứng học tập suốt đời tới các MCer

Cử nhân U80 truyền cảm hứng học tập suốt đời tới các MCer

Cử nhân U80 truyền cảm hứng học tập suốt đời tới các MCer

Thứ hai, 02 Tháng 10 2023 01:08 Viết bởi TRUONG MARIE
Tại Đại hội Đoàn trường Marie Curie nhiệm kỳ 2023 - 2024, các MCer bất ngờ và vui mừng chào đón vị khách mời đặc biệt - ông Ngô Tôn Đức (78 tuổi), là người cao tuổi nhất tốt nghiệp ĐH Luật Hà Nội. Câu chuyện về nghị lực học tập ở tuổi thất thập cổ lai hy của ông khiến các Đoàn viên vô cùng thán phục.
Xem thêm

30

Tháng 9/2023

Thực đơn tháng 10/2023

Thực đơn tháng 10/2023

Thực đơn tháng 10/2023

Thứ bảy, 30 Tháng 9 2023 07:44 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 10/2023 của khối TH - THCS.
Xem thêm

29

Tháng 9/2023

Chung kết kéo co náo nhiệt và gay cấn

Chung kết kéo co náo nhiệt và gay cấn

Chung kết kéo co náo nhiệt và gay cấn

Thứ sáu, 29 Tháng 9 2023 05:33 Viết bởi TRUONG MARIE
“Cố lên, cố lên!”, “Ghì mạnh dây xuống!”, “Kéo khỏe lên!”..., những tiếng reo hò, cổ vũ hòa cùng tiếng trống rộn vang khắp sân trường. Tất cả đã góp phần tạo nên một Chung kết kéo co đầy sôi động và kịch tính mùa Trung thu.
Xem thêm