Nếu không về MC dạy thì chẳng phải nơi nào khác

Từ hồi còn là sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Nguyễn Khánh Linh (CHS M, 08 - 12) đã ấp ủ mong muốn trở về ngôi trường Marie Curie mà mình từng gắn bó để công tác. Bởi những năm tháng ở đây đã cho cô cái nhìn rất khác về giáo dục: không cần hà khắc, nguyên tắc để dạy một đứa trẻ; chính sự yêu thương, tận tâm của thầy cô sẽ khiến trẻ cảm nhận được và thôi thúc chúng trở thành người tử tế.

Từ tình yêu MC thời học trò…

Rất nhiều MCer vì yêu mến và biết ơn những năm tháng học ở đây nên đã ấp ủ ước mơ trở thành người thầy để cống hiến cho sự phát triển của ngôi trường Marie Curie. Cô Nguyễn Khánh Linh (GVCN 4G3) cũng là một người như vậy. Cô đã công tác ở MC hơn 2 năm. Nhớ lại thời điểm mới tốt nghiệp đại học, vì trường Marie Curie chưa đăng tin tuyển giáo viên nên cô dành một năm để tham gia các hoạt động tình nguyện, chứ nhất định không nộp đơn xin việc vào bất kỳ nơi nào.

Cô kể: “Từ lúc học đại học, tôi đã nói với bố mẹ, bạn bè rằng, nếu không dạy ở MC thì chẳng phải nơi nào khác. Bởi mong ước này đã được nhen nhóm trong tôi khi học cấp 2 MC. Vì sao tôi yêu và muốn về MC đến vậy? Thực sự, những năm tháng học ở đây đã cho tôi cái nhìn rất khác về giáo dục. Đó là không cần hà khắc, nguyên tắc khi dạy một đứa trẻ mà chính sự yêu thương, tận tâm của thầy cô sẽ khiến trẻ cảm nhận được và thôi thúc chúng trở thành người tử tế.

MC đã đem đến cho cô học trò ngày ấy là tôi nhiều trải nghiệm thú vị. Nào là được mặc bộ đồng phục “chất” nhất nhì thời đó, được hằng ngày đi xe buýt tới trường, được tham gia những buổi tối Gala đáng nhớ ở Thác Đa hay những đêm ngồi quanh nồi bánh chưng với lớp…”.

Tình yêu của cô học trò Khánh Linh lớn dần theo năm tháng. Những kỷ niệm thời ấy đặc biệt đến nỗi giờ nhắc lại, cô vẫn cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. “Chưa có lần nào thầy cô ở MC nặng lời trách móc học trò. Thầy cô luôn nhẹ nhàng bảo ban, tôn trọng điểm khác biệt của từng học sinh. Chính sự cổ vũ tinh thần tuy vô hình nhưng to lớn ấy khiến tôi trở nên tự tin, sôi nổi, thích tham gia các hoạt động ngoại khóa và không ngại bày tỏ quan điểm khi đứng trước đám đông”, cô chia sẻ.

Năm học này là kỷ niệm 30 năm thành lập trường Marie Curie, cô Khánh Linh cảm thấy thật “lạ”. Bởi ở Gala 25, cô cùng các bạn về dự rất đông vui với vai trò cựu học sinh thì giờ, cô vừa là cựu học sinh vừa là giáo viên của ngôi trường thân thương này.

Nhớ ngày trở về cách đây 5 năm, cô không khỏi xúc động nghẹn ngào khi gặp lại thầy cô, bạn bè cũ; tay bắt, mặt mừng, bồi hồi ôn lại kỷ niệm cũ. Cô tâm sự: “Hôm ấy, những học trò ở cơ sở Trung Yên 10 như chúng tôi được tiếp đón nồng nhiệt, ấm áp, khiến ai cũng có cảm giác được trở về nhà. Chúng tôi nhận ra, dù trường ở đâu, cơ sở vật chất khang trang hơn nhiều thì Marie Curie vẫn thấm đẫm tình người, sự tử tế và thân thương. Đó cũng là một trong những lý do thôi thúc tôi về trường công tác và gắn bó đến giờ”.

… đến cô giáo trẻ tận tâm

Vì từng học dưới mái trường này nên cô Khánh Linh cảm thấy vô cùng thân thuộc, gắn bó khi về MC công tác. Thi thoảng, cô vẫn kể cho học trò nghe những kỷ niệm thời đi học ở đây. Khi đó, các bạn nhỏ thích thú chụm đầu vây quanh cô để lắng nghe.

Những câu chuyện về 1 năm tham gia hoạt động tình nguyện ở các trường học trên vùng cao sau khi tốt nghiệp đại học cũng thường được cô chia sẻ với học trò. Đó là đăng tin kêu gọi, chở đồ từ thiện, phân loại, đóng thùng để vận chuyển lên xe hay mang những món quà đến vùng cao vất vả, hiểm trở như thế nào…

Cô cũng cho học trò xem hình ảnh của những bạn nhỏ tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn cố gắng đến trường học chữ. Qua những cuộc trò chuyện như vậy, cô khơi gợi sự cảm thông, lòng trắc ẩn để học sinh hiểu hơn về cuộc sống, trân trọng những gì đang có và biết suy nghĩ cho người khác…

Cô nhớ năm 2016 lên thăm một trường Tiểu học thuộc huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Lúc đó, cả nhóm ngồi trên những chiếc xe tải không mui với chồng đồ đạc. Đường lên thôn Khâu Rom khúc khuỷu, gập ghềnh là thế nhưng bù đắp lại là những phút giây vui vẻ khi chơi đùa cùng các em nhỏ. Cô hạnh phúc và xúc động khi thấy gương mặt của những đứa trẻ miền núi lần đầu được chụp ảnh, tô tượng, làm tranh cát... Chính vì những trải nghiệm đáng quý đó, cô luôn giảng dạy với tất cả nhiệt huyết và yêu thương học trò bằng cả trái tim. Cô tin rằng, khi trao yêu thương cho học trò thì sẽ nhận được nhiều hơn thế.

Trong những tiết học, cô luôn khéo léo lồng ghép những bài học, thông điệp ý nghĩa để giúp các học trò thấu hiểu. Ví dụ, chủ điểm đầu tiên trong SGK Tiếng Việt lớp 4 là thương người như thể thương thân. Cô thường nêu lên những tấm gương người tốt, việc tốt xung quanh; đọc các câu thành ngữ, tục ngữ về lòng nhân ái; cập nhật các thông tin về đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung…

Đặc biệt, năm học 2022 - 2023 hướng đến chủ đề “Nhân ái”, cô mong muốn cùng học trò đóng góp thật nhiều cho cộng đồng. Trong chương trình “Sách cho em”, cô chia sẻ những bức ảnh chụp được từ những chuyến đi từ thiện ở miền núi tới học trò. Những em bé với nụ cười vô tư, đi chân đất, tay cầm đôi dép tổ ong cũ, quần áo chẳng lành lặn đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng MCer 4G3. Hôm sau, cô hạnh phúc khi thấy học trò hào hứng quyên góp sách, truyện cho học sinh Mèo Vạc theo lời phát động của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang. “Cư dân” G3 còn háo hức gửi gắm tình cảm yêu thương qua những lá thư tay và mong ngóng tới ngày các bạn vùng cao nhận được những món quà ý nghĩa đó.

Không chỉ giáo dục học trò về sự sẻ chia, lòng cảm thông, cô còn tạo cơ hội để các bạn thể hiện bản thân, chủ động, tích cực hơn trong việc học. Cô nói: “Chính những trải nghiệm thời đi học ở MC thôi thúc tôi luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, sáng tạo nhiều hoạt động trên lớp. Tôi luôn tin rằng, mỗi đứa trẻ đều thông minh và có năng lực riêng; chỉ cần được tôn trọng, nhìn nhận và lắng nghe thì chúng sẽ cố gắng hết sức. Ví dụ, trong tiết Tập đọc, học sinh sẽ lần lượt được điều hành lớp, còn tôi là người lắng nghe và giải đáp các thắc mắc nếu cần thiết. Ban đầu, các con bỡ ngỡ khi đứng trước lớp. Về sau quen dần, các con tự tin hơn rất nhiều và tiết học cũng trở nên trơn tru, thú vị hơn.

Tôi còn cùng đồng nghiệp thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp các con rèn luyện kỹ năng, gắn kết với nhau hơn. Chẳng hạn như “No backpack day”, học trò không mang ba lô mà tạo ra những chiếc cặp sách từ những nguyên liệu phong phú theo cách riêng. Hay ở“Ngày hội rau củ”, các con được đi chợ tại lớp, mua rau về cho mẹ nấu cơm tại nhà…”.

Trước thềm Gala 30, cô Khánh Linh muốn gửi tới thầy Hiệu trưởng và các thầy cô đã đồng hành, giúp đỡ mình trên quãng đường tuổi học trò lời biết ơn sâu sắc. Đồng thời, cô muốn dành tình cảm yêu thương, ấm áp cho những đồng nghiệp đang không ngừng phấn đấu trong công việc; những bậc cha mẹ luôn sát cánh bên MC cùng các học trò. Đối với cô, Marie Curie không chỉ là ngôi trường tràn đầy yêu thương với bao kỷ niệm đẹp mà còn là nơi cô muốn cống hiến cho ngành giáo dục.

25

Tháng 12/2024

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

CHUYỆN THẦY KHANG Ở HÀ NỘI: TỪ HIỆU TRƯỞNG MARIE CURIE ĐẾN “ÔNG NỘI” NUÔI 22 ĐỨA TRẺ LÀNG NỦ

Thứ tư, 25 Tháng 12 2024 10:05 Viết bởi TRUONG MARIE
Đây là câu chuyện về một Người Thầy Lớn, ở Hà Nội.
Xem thêm

25

Tháng 12/2024

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

CÙNG “ÔNG NỘI” KHANG LÊN THĂM CÁC CHÁU Ở LÀNG NỦ

Thứ tư, 25 Tháng 12 2024 08:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Sau nhiều đêm thao thức, ngày 21 và 22/12, “ông nội” Khang đã thực hiện được tâm nguyện gặp gỡ trực tiếp 22 cháu nuôi ở thôn Làng Nủ còn sống sót sau trận lũ quét kinh hoàng. Cuộc hội ngộ đầy cảm xúc yêu thương sẽ trở thành ký ức không thể nào quên trong trái tim mỗi người.
Xem thêm

24

Tháng 12/2024

THẦY KHANG: “LÊN TỚI LÀNG NỦ, TÔI YÊN TÂM VÀ CÓ NIỀM TIN SỐNG TỚI 90 TUỔI”

THẦY KHANG: “LÊN TỚI LÀNG NỦ, TÔI YÊN TÂM VÀ CÓ NIỀM TIN SỐNG TỚI 90 TUỔI”

THẦY KHANG: “LÊN TỚI LÀNG NỦ, TÔI YÊN TÂM VÀ CÓ NIỀM TIN SỐNG TỚI 90 TUỔI”

Thứ ba, 24 Tháng 12 2024 16:29 Viết bởi TRUONG MARIE
Vượt gần 300 cây số, chiều 21/12, “ông nội” Khang lên thăm 22 cháu Làng Nủ mà mình nhận nuôi. Ông cháu gặp nhau trong nước mắt, cảm xúc vỡ òa. Ôm các cháu, “ông nội” Khang bật khóc vì thương, vì mừng, vì hạnh phúc.
Xem thêm

24

Tháng 12/2024

Lời “hẹn ước” của thầy Khang và 22 cháu bé Làng Nủ

Lời “hẹn ước” của thầy Khang và 22 cháu bé Làng Nủ

Lời “hẹn ước” của thầy Khang và 22 cháu bé Làng Nủ

Thứ ba, 24 Tháng 12 2024 14:43 Viết bởi TRUONG MARIE
“Ông giữ gìn sức khỏe, cháu chăm chỉ học hành” để rồi 15 năm nữa 23 ông cháu lại được trọn vẹn đứng bên nhau chụp chung một tấm hình, là lời hẹn ước của “ông nội” Nguyễn Xuân Khang với 22 cháu bé Làng Nủ.
Xem thêm

19

Tháng 12/2024

CHUNG KẾT “X-FACTOR 2024”: BÙNG NỔ VÀ ẤN TƯỢNG

CHUNG KẾT “X-FACTOR 2024”: BÙNG NỔ VÀ ẤN TƯỢNG

CHUNG KẾT “X-FACTOR 2024”: BÙNG NỔ VÀ ẤN TƯỢNG

Thứ năm, 19 Tháng 12 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 19/12, sân trường Marie Curie trở nên náo nhiệt và sôi động khi diễn ra vòng Chung kết cuộc thi “X-factor 2024”. 10 tiết mục xuất sắc nhất vòng Bán kết đã có màn thể hiện ấn tượng và mang tới cho khán giả nhiều xúc cảm. Cuộc thi đã tìm ra được chủ nhân của giải Quán quân xứng đáng.
Xem thêm