MC - Cánh cửa đưa tôi vào thế giới bao la

Cậu học trò MC giành giải Quốc gia môn Toán năm ấy giờ trở thành nhà sáng lập Eton Grammar School. Với anh Nguyễn Tuấn Hải (CHS M, 92 - 95), cơ hội vào học MC giống như “cánh cửa thần kỳ” mở ra những trải nghiệm mới mẻ, giúp anh có được thành công như hôm nay.

PROFILE:

Anh Tuấn Hải tốt nghiệp Cử nhân ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao; tốt nghiệp Thạc sỹ ĐH Princeton, Mỹ và là người sáng lập Eton Grammar School.

Thành tích: giải Nhì HSG Toán Quốc gia lớp 12; 3 năm THPT đoạt giải Nhất toàn quốc báo Toán học & Tuổi trẻ, Hội Toán học Việt Nam.


Cơ duyên vào Marie Curie

Cậu học trò nghèo Hà Nam luôn ao ước được ra Hà Nội học. Năm ấy, anh thi đỗ chuyên Toán, ĐH Tổng hợp (nay là trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG). Nhưng thương bố mẹ nghèo, anh đành ngậm ngùi học ở quê (chuyên Toán, THPT chuyên Biên Hòa). Rồi điều kỳ diệu đã xuất hiện… khi anh nhận được học bổng Marie Curie.

Mình thích Toán từ nhỏ vì mỗi lần giải bài khó, mình lại thấy được vẻ đẹp của Toán học. Học ở MC là cơ duyên bởi năm ấy, mình giành giải Nhất toàn quốc của báo Toán học & Tuổi trẻ và được nhận học bổng của trường. Năm 1992, một nhóm đoạt giải Quốc gia được nhận học bổng MC như: Thanh Bình, Bách Khoa, Văn Cường, Tiến Anh, Thái Hà, Minh Thùy, Tường Vân, Bảo Linh… Mình là lứa học trò thứ hai của MC3 nhưng lại là khóa đầu tiên được học trọn vẹn 3 năm.

Nhận học bổng, mình thấy sướng lắm, vừa được thỏa ước mong ra Hà Nội học vừa được miễn học phí và hỗ trợ ăn ở. Được học thầy giỏi lại có thêm nhiều bạn bè mới, đó là những dấu ấn đáng nhớ cho chặng đường trưởng thành sau này của mình”, anh Tuấn Hải nhớ lại.

Anh kể, ngày ấy, thầy Thống Nhất, thầy Huy Khải dạy Toán; cô Hồng Mai dạy Địa... Khoảng thời gian “ăn - ngủ - học” ở nội trú MC là trải nghiệm quý giá đối với anh. Mọi người nghĩ rằng, “dân Toán” chỉ “đầu to, mắt cận” lo học, trầm tính, nhút nhát nhưng thực tế lại không phải như vậy. Không ít trò nghịch ngợm “nhất quỷ, nhì ma” trong khu nội trú do anh “cầm đầu”. Nào là cùng các bạn vượt rào, nhảy qua tường để ra ngoài chơi đánh trận giả; nào là trốn thầy cô nghịch bể nước vào lúc nửa đêm... “Chính cuộc sống nội trú đã tôi luyện tính cách của mình rất nhiều. Đó cũng là những năm tháng mình nhớ nhất về MC. Cuộc sống xa nhà đầy ắp kỷ niệm: những bữa cơm với thầy Khang; sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương của thầy cô, bạn bè... Ở cạnh phòng thầy Khang nên thỉnh thoảng, cả đám được thầy gọi sang ăn cùng. Bữa cơm ngày ấy ngon tuyệt. Sống trong ký túc xá với thầy cô nên tụi mình luôn có cảm giác gần gũi, ấm áp như một gia đình lớn”, anh Tuấn Hải nói.

Cậu học trò nghèo ngày ấy mê Toán lắm. Anh thường dành dụm tiền để mua sách, báo về Toán. Ngoài ra, anh thích đọc sách văn học; tìm hiểu chính trị, triết học, văn hóa phương Đông, tâm lý học… nên bạn bè thường trêu rằng, anh ở một thế giới khác. Cô Hồng Mai (GV Địa) cũng bật mí, anh Tuấn Hải viết văn rất hay.

Người thầy của các du học sinh

Sau khi ra trường, anh Tuấn Hải thi đỗ Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao). Ngành này bắt buộc giỏi tiếng Anh nên ngoài giờ học trên lớp, anh còn “cày ngày, cày đêm”. Năm nhất Đại học, anh đi làm gia sư, bốc vác… để nuôi sống bản thân. Dành dụm được đồng nào, anh lại dùng để mua báo, tạp chí, sách văn học nước ngoài về đọc.

Mày mò tự học nghe - đọc, “săn” người nước ngoài để giao tiếp, chỉ sau một năm, anh có thể làm gia sư tiếng Anh, giúp học sinh nhận được học bổng ASEAN. Từ đó, anh nhận ra niềm đam mê dạy học và tư vấn của bản thân. Tính đến nay, anh có 20 năm kinh nghiệm với khoảng 2.000 học trò đang đi học nước ngoài.

Năm 1999 tốt nghiệp ĐH, đi làm được một năm thì anh nộp hồ sơ xin học bổng. Năm 2000, anh lên đường sang Mỹ, học Thạc sỹ tại ĐH Princeton. Sau đó, anh quyết định về nước lập nghiệp bởi “mình thích Việt Nam và lối sống tình cảm của người châu Á”.

Nhớ về chặng đường đã qua, anh cười tươi, cho biết: “Năm lớp 7, lớp 8 học ở quê, mình đã đi bán kem để nuôi sống bản thân nên không bao giờ sợ chết đói. Đến khi ra trường, từ chiếc xe đạp cũ, mình kiếm được tiền mua xe máy... thì chẳng có thử thách nào mà không dám đối mặt. Mình luôn suy nghĩ tích cực, chấp nhận nghịch cảnh và sẵn sàng đón nhận thử thách, khó khăn một cách nhẹ nhàng. Bởi sau thử thách luôn là cơ hội!”.

Anh không muốn mọi người gọi mình là “nhà giáo dục” hay “doanh nhân thành đạt” mà chỉ đơn giản là “thầy giáo” với vai trò tư vấn, giảng dạy học sinh chuẩn bị du học. Năm 2014, anh sáng lập Eton Grammar School. Bởi anh luôn mong muốn học sinh Việt Nam giỏi thực sự và sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính. Anh chia sẻ, trẻ em Việt Nam có điểm yếu chung về ngoại ngữ là nói kém, viết tệ, không nghe được, phát âm sai… hay khi ra nước ngoài thì chật vật, mất thời gian dài để làm quen ngôn ngữ. “Tại sao lại không thể giỏi ngoại ngữ như người bản xứ ngay tại Việt Nam? Mình muốn các em học, đọc sách do người nước ngoài viết và dùng tiếng Anh như một ngôn ngữ thường ngày”, anh Tuấn Hải nói.

“Mỗi đứa trẻ là một thiên tài về học thuật, là thiên thần về tính cách”, anh Tuấn Hải chia sẻ.

 

“Khóa học trò năm ấy rất thành đạt như: Nguyễn Thái Hà, Kim Ngọc Minh, Phùng Đắc Quang, Lương Mạnh Hải... Trong số đó, mình rất nhớ cậu học trò nghèo, học giỏi, thông minh Tuấn Hải. Ngày ấy, Tuấn Hải nhìn thư sinh lắm, mắt sáng, trán cao, đẹp trai như tài tử “Hậu duệ mặt trời”. Rất thông minh nhưng lại khiêm tốn, điềm đạm, ít nói. Phát biểu câu nào, chắc chắn câu đó. Lần kỷ niệm 20 năm thành lập trường, cô trò gặp nhau hàn huyên. Mình nhận thấy, từ một cậu học trò nghèo, rụt rè, Tuấn Hải đã trở thành một người thầy thành đạt. Tuấn Hải đã thành công từ MC và vững vàng bước vào đời. MC là một phần tuổi trẻ đầy nỗ lực của cậu ấy”, cô Hồng Mai (GV Địa) tâm sự.

18

Tháng 7/2025

TRANG BỊ CHO MCER KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN

TRANG BỊ CHO MCER KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN

TRANG BỊ CHO MCER KỸ NĂNG XỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN

Thứ sáu, 18 Tháng 7 2025 15:55 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 18/7, các trạm trải nghiệm về nghề lính cứu hỏa và các thử thách thoát hiểm khỏi đám cháy đã diễn ra sôi nổi tại cơ sở Mỹ Đình với sự tham gia của các MCer khối THCS.
Xem thêm

18

Tháng 7/2025

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM TRÊN XE BUÝT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM TRÊN XE BUÝT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM TRÊN XE BUÝT VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thứ sáu, 18 Tháng 7 2025 15:49 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 17/7, các MCer nhí hăng hái tham gia tập huấn kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt trên xe buýt.
Xem thêm

18

Tháng 7/2025

TỰ HÀO BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH CỦA CÁC MCER 12 TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

TỰ HÀO BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH CỦA CÁC MCER 12 TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

TỰ HÀO BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH CỦA CÁC MCER 12 TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025

Thứ sáu, 18 Tháng 7 2025 15:31 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 16/7, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được công bố. Các MCer 12 (24 - 25) đã xuất sắc mang về những kết quả rực rỡ.
Xem thêm

18

Tháng 7/2025

SÂU NẶNG TÌNH MẸ, ẤM ÁP LÒNG CHA

SÂU NẶNG TÌNH MẸ, ẤM ÁP LÒNG CHA

SÂU NẶNG TÌNH MẸ, ẤM ÁP LÒNG CHA

Thứ sáu, 18 Tháng 7 2025 15:21 Viết bởi TRUONG MARIE
Để cứu lấy đứa con, người mẹ đã sẵn sàng hy sinh thân mình; để con có thể cười vui mỗi ngày, người bố đã phải “nói dối”; để con trưởng thành tử tế, người cha đã lặng thầm cho đi nhiều điều tốt đẹp… - những câu chuyện ấy đã khiến các MCer khối THCS - Mỹ Đình lặng đi trong chuyên đề “Gia đình yêu thương”.
Xem thêm

17

Tháng 7/2025

MCER NHÍ HÁO HỨC TRẢI NGHIỆM LÀM LÍNH CỨU HỎA

MCER NHÍ HÁO HỨC TRẢI NGHIỆM LÀM LÍNH CỨU HỎA

MCER NHÍ HÁO HỨC TRẢI NGHIỆM LÀM LÍNH CỨU HỎA

Thứ năm, 17 Tháng 7 2025 15:00 Viết bởi TRUONG MARIE
Tuần 2 của “Mùa hè diệu kỳ 2025” đã mang tới cho các MCer nhí - Mỹ Đình vô vàn hoạt động bổ ích. Các bạn được “hóa thân” thành “lính cứu hỏa”, tham gia các thử thách: đu dây hạ chậm, thoát khỏi phòng khói khí độc và sử dụng bình chữa cháy dập lửa.
Xem thêm