Trong đề thi môn Tiếng Anh, dạng bài về mảng phát âm luôn được xem là rào cản khó qua của các sĩ tử. Chúng tớ bật mí vài quy tắc sau để giúp MCer ứng phó với dạng bài phát âm nhé.
I. Thế nào là trọng âm từ?
Trọng âm từ là lực phát âm được nhấn vào một âm tiết nhất định trong một từ. Khi ta đọc đến âm tiết này thì lực phát âm sẽ mạnh hơn khi phát âm các âm tiết khác.
Để làm dạng bài tập này trước tiên các bạn phải nhớ rằng trọng âm chỉ rơi vào những âm tiết mạnh tức là những âm tiết có chứa nguyên âm mạnh, nguyên âm đôi hoặc nguyên âm dài.
II. Một số quy tắc đánh dấu trọng âm
1. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
Danh từ: REcord, PENcial, CHIna, TAble
Tính từ: PREtty, LAzy, CLEver, STORmy
Đối với động từ nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: ENter, TRAvel, Open...
Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: NArrow, BOrrow...
Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chưa nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.
Ví dụ: ADvertise, MOdernize…
2. Trọng âm vào âm tiết thứ hai
Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ: to preSENT, to reCORD, to preFER, to beGIN
Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE...
Đối với động từ 3 âm tiết quy tắc sẽ như sau: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.
Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter...
3. Trọng âm rơi vào âm thứ 2 tính từ dưới lên
Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion, tion thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ dưới lên.
Ví dụ:
Những từ có tận cùng bằng –ic : hisTOric, draMAtic, geoLOgic...
Những từ có tận cùng bằng -sion, tion : education, revoLUtion...
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên
Các từ tận cùng bằng –ce, -cy, -ty, -phy, –gy thì trọng âm đều rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên:
Ví dụ: deMOcracy, responsiBIlity, phoTOgraphy, geOLogy
Các từ tận cùng bằng –ical cũng có trọng âm rơi váo âm tiết thứ 3 tính từ dưới lên.
Ví dụ: bioLOgical, geoLOgical
5. Từ ghép (từ có 2 phần)
+ Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BEDroom, BLACKboard... Đa số danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết đầu: sunrise, bus stop
+ Tính từ ghép có từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ thì trọng âm rơi vào từ thứ 2, tận cùng bằng -ed
Ví dụ: well-MANNERED, sun-DRIED, old-FASHioned...
Đối với các động từ ghép trọng âm rơi vào phần thứ 2: to overCOME, to overFLOW...
Đối với từ ghép có tiếng đầu là con số thì nhấn vào tiếng sau: four-DAY holiday
6. Các từ có trọng âm nằm ở âm tiết cuối là các từ có tận cùng là : -ee, -eer,- ese,- ain, -aire,-ique,-esque
Ví dụ: refugee, engi'neer, Vietnamese, contain, questio'naire, unique, pictu'resque
Lưu ý:
1. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -en, -ful, -ing, -ish, -less, -ment, -ous.
2. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain (entertain), -ee (refugee,trainee), -ese (Chinese, Japanese), -ique (unique), -ette (cigarette, laundrette), -esque (picturesque), -eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Ngoại lệ: COffe, comMITtee, ENgine
3. Trong các từ có các hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian (musician), -id (stupid), -ible (possible), -ish (foolish), -ive (native), -ous (advantageous), -ial (proverbial, equatorial), -ic (climatic), -ity (ability, tranquility).
Quy tắc cơ bản:
+ Những từ thuộc về nội dung được đánh trọng âm
+ Những từ thuộc về cấu trúc ko đánh trọng âm
+ Khoảng thời gian cho những từ được đánh trọng âm là bằng nhau
Trọng âm được coi như nhạc điệu của tiếng Anh. Giống như trọng âm trong từ, trọng âm trong câu có thể giúp bạn hiểu được người khác nói gì dễ hơn rất nhiều, đặc biệt là những người nói nhanh.
Hầu hết các từ trong câu được chia làm 2 loại:
+ Từ thuộc về nội dung: là những từ chìa khoá của một câu. Chúng là những từ quan trọng, chứa đựng nghĩa của câu.
+ Từ thuộc về mặt cấu trúc: những từ không quan trọng lắm, chỉ để cho các câu đúng về mặt ngữ pháp. Nghĩa là nếu bạn bỏ qua các từ này khi nói, mọi người vẫn hiểu được ý của bạn.
- Từ thuộc về mặt nội dung: được đánh trọng âm, gồm có:
+ Động từ chính: TAKE, BUY, RECRUIT
+ Danh từ: TABLE, FLOWER, SMITH
+ Tính từ: PINK, WONDERFUL, HAPPY
+ Trạng từ: FAST, LAZILY, ALWAYS
+ Trợ động từ (t/c phủ định ): MUSTN’T ,DOESN'T
- Từ thuộc về mặt cấu trúc: ko đánh trọng âm , gồm có:
+ Đại từ: she, you, they
+ Giới từ: in, by, into
+ Mạo từ: a, an, the
+ Liên từ: and, but, although
+ Trợ động từ: do, be, have, can, must
Chú ý:
- Đôi khi chúng ta đánh trọng âm vào những từ mà chỉ có ý nghĩa về mặt cấu trúc, ví dụ như khi chúng ta muốn nhấn mạnh thông tin
Ví dụ:
"They've been to Cambodia, haven't they?"
"No, THEY haven't, but WE have."
III. Phonetics và một số chú ý về cách phát âm
1. Phát âm đuôi -ed :Bằng 3 cách - / Id/, / t/ hoặc / d/
- If the base verb ends in one of these sounds:
Voiceless sounds (âm vô thanh) :/t/
Voiced:/d/
====> pronounce the -ed:/id/
Ví dụ:
/t/ want wanted
/d/ end ended
- If the base verb ends in one of these sounds:
Voiceless =======> pronounce the -ed:/t/
Ví dụ:
- watched [wɑtʃt ]
- liked [laɪkt]
- brushed [brʌʃt]
- laughed [læft /lɑːft]
- If the base verb ends in one of these sounds:
Voiceless =======>pronounce the -ed:/d/
Ví dụ:
- played [pleɪd]
- opened ['əʊpənd]
- loved [lʌvd]
* Lưu ý, quan trọng nhất là âm chứ không phải là cách đánh vần hoặc mặt chữ của một từ. Ví dụ, "fax" kết thúc bằng "x" nhưng lại phát âm là /s/; "like" kết thúc bằng chữ"e" nhưng âm là /k/.
Exceptions
Đuôi -ed trong các tính từ sau được phát âm là :/id/
aged blessed crooked
dogged learned naked
ragged wicked wretched
2. Cách phát âm từ danh từ số ít chuyển sang số nhiều:
a. Số nhiều của danh từ thường được tạo bằng cách thêm "s" vào số ít
Ví dụ: house - houses, cat - cats, shirt - shirts
S được phát âm là /s/ sau âm P, K, F. Ngoài ra nó được phát âm là /z/.
Khi S đặt sau CE, GE, SE hoặc ZE, các từ đó khi đọc lên sẽ có thêm một vần được phát âm là /iz/
b. Các danh từ kết thúc bằng S, SS, SH, TCH, CH, X, Z khi chuyển sang số nhiều đều thêm -ES vào cuối, như: gases (hơi), masses (khối), dishes (món ăn), churches (nhà thờ), ditches (hố), boxes (hộp), topazes (hoàng ngọc). Khi ES đặt sau CH, SH, SS hoặc X, các từ dó khi đọc lên sẽ có them một vần được phát âm là /iz/
3. Cách phát âm S tận cùng
S tận cùng (ending S) được phát âm như sau:
1. Được phát âm là /z/: khi đi sau các nguyên âm và các phụ âm hữu thanh (voiced consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /b/, /d/, /g/, /v/, /T/, /m/, /n/, /N/, /l/, /r/.
Ví dụ: boys, lies, ways, pubs, words, pigs, loves, bathes, rooms, turns, things, walls, cars.
2. Được phát âm là /s/: khi đi sau các phụ âm vô thanh (voiceless consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /f/, /k/, /p/, /t/ và /H/.
Ví dụ: laughs, walks, cups, cats, tenths.
3. Được phát âm là /iz/: khi đi sau một phụ âm rít (hissing consonants), cụ thể là các phụ âm sau: /z/, /s/, /dZ/, /tS/, /S/, /Z/.
Ví dụ: refuses, passes, judges, churches, garages, wishes
Theo tiin