“Tip” ôn thi hiệu quả thời Covid-19

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ cho MCer cuối cấp. Làm thế nào để ôn thi hiệu quả? Cùng tham khảo “bí kíp” từ các thầy cô và cựu học sinh để “vượt vũ môn” thành công nhé! 

“Bí kíp” cho MCer 9

Hà Linh (CHS P2, 16 - 20; hiện học tại THPT Chu Văn An) không bao giờ quên quãng thời gian ôn thi trực tuyến vào lớp 10 năm ngoái. “Giai đoạn đó, cô Nhị Hằng (GV Toán) cùng cả lớp tìm ra cách dùng OneNote để nộp và chữa bài. Nhờ vậy, các bài tập được cô chữa vô cùng kỹ lưỡng. Ngoài ra, vào các buổi chiều, mình còn “cày” trên kênh HanoiStudy. Hôm nào, mình cũng làm 4 - 5 đề; thậm chí làm đi, làm lại đến khi đạt điểm tối đa mới thôi”, cô bạn kể.

Hà Linh (CHS P2, 16 - 20)

Để ôn thi “online” đạt hiệu quả, Hà Linh đề ra kế hoạch cho từng môn. Cô bạn “bật mí”: “Với môn Toán, mình làm thật nhiều đề. Nhờ thế mà sau một thời gian, mình đã giải thuần thục những dạng bài có trong đề thi. Ở môn Tiếng Anh, mình tích cực học từ vựng trong SGK. Bởi những câu hỏi “closest meaning”, “opposite meaning” thường dễ bị mất điểm. Nếu chưa vững ngữ pháp thì thay vì học thuộc cấu trúc, bạn cần làm nhiều bài để tạo phản xạ. Còn với môn Ngữ văn, mình biến SGK thành tri kỷ. Mình thường ghi chú những phân tích vào sách; mỗi tác phẩm sưu tầm 1 - 2 ví dụ liên hệ. Mình dùng bút màu để lưu ý những chi tiết quan trọng cần trích dẫn trong bài. Với môn Sử, mình lập “timeline sự kiện” để dễ học hơn”.

Đồng hành với MCer 9 “vượt vũ môn”, không thể thiếu các thầy cô. Theo cô Lê Nhung (GV Toán), để ôn tập hiệu quả môn Toán, trước tiên, các bạn cần hoàn thành tất cả bài tập được giao bằng việc tự giải theo nhiều cách rồi chọn cách ngắn nhất. Phương pháp này giúp diễn đạt đủ ý mà không dài dòng, tiết kiệm thời gian khi làm bài thi.

Cô Lê Nhung (GV Toán)

Thứ hai là trong giờ học “online”, MCer cần chủ động trao đổi những cách giải mà mình nghĩ tới. Từ đó, thầy cô giúp định hướng phương án tối ưu. Với những bài không giải được, các bạn chú ý lắng nghe phân tích, kết hợp tham khảo cách trình bày của thầy cô, bạn bè để tự viết lời giải. Thứ ba là nắm chắc nội dung các bài Hình cơ bản để vận dụng vào bài toán tổng hợp. Thứ tư, tuy ôn tập ở nhà nhưng lúc làm bài, các bạn vẫn cần trình bày cẩn thận để tạo thói quen không chủ quan khi đi thi thật, đồng thời đảm bảo đủ các bước, tránh tối đa việc mất điểm.

Cô Thanh Mai (GV Ngữ văn) nhấn mạnh: “Để làm tốt bài thi, MCer cần hệ thống các tác phẩm trong chương trình theo thể loại (thơ, truyện, nhật dụng…) hoặc theo giai đoạn văn học (trung đại, hiện đại). Các bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức (chọn lọc từ khóa, thể hiện bằng hình ảnh, màu sắc…) để dễ học, nhớ lâu. Chú ý liên hệ chủ đề giữa các tác phẩm trong chương trình lớp 9 và với các lớp dưới. Nắm vững tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật…

Ở phần Nghị luận xã hội, nắm vững đặc trưng, cũng như các bước làm bài của hai dạng: tư tưởng, đạo lý và sự việc, hiện tượng. Lưu ý thể hiện quan điểm riêng và chuẩn bị những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, mang tính thời sự. Tiếp đến là hệ thống kiến thức tiếng Việt về từ, câu, biện pháp tu từ… bằng cách vẽ sơ đồ, đặt ví dụ, tự phân tích tác dụng khi dùng trong văn bản… Cuối cùng là luyện kỹ năng diễn đạt và làm bài thi theo chủ đề, đề tài, chủ điểm như: người lính, người phụ nữ, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương… Sau đó, dựa vào gợi ý hoặc đáp án để tự chấm điểm, rút kinh nghiệm.

Cô Thanh Mai (GV Ngữ văn)

Đề thi thường có 65 - 70% điểm là Nghị luận văn học và 30 - 35% điểm cho Nghị luận xã hội. Do vậy, các bạn cần đọc kỹ đề, phân chia thời gian hợp lý. Câu hỏi vừa sức, làm trước; câu hỏi khó, làm sau. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; trình bày bài khoa học; không dùng hai màu mực hoặc mực đỏ, bút chì, bút xóa khi làm bài”.

Lịch sử là một trong bốn môn thi mà MCer 9 phải vượt qua. Theo cô Kim Quy (GV Lịch sử), các bạn cần nắm chắc kiến thức trong SGK lớp 9, gồm: lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (chiếm 70% số điểm) và lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay (chiếm 30% số điểm).

Cô Kim Quy (GV Lịch sử)

Các bạn có thể ghi nhớ bằng cách dùng bút màu đánh dấu trong SGK, viết vào vở hoặc lập bảng hệ thống kiến thức và so sánh sự giống, khác nhau nhằm tìm ra điểm nổi bật của từng giai đoạn. Các bạn không cần nhớ máy móc các sự kiện, ngày tháng mà hãy nắm chắc nội dung chính của mỗi giai đoạn để phát triển ý.

“Mách nước” cho MCer 12

Minh Anh (CHS M1, 17 - 20; hiện học tại ĐH Kinh tế Quốc dân) nghĩ rằng, việc cả ngày cố nhồi nhét kiến thức không bằng xây dựng phương pháp học tập phù hợp. Đặc biệt trong thời Covid-19, khả năng tự học rất quan trọng. “Với môn Toán, bên cạnh giờ học trực tuyến của trường, mình còn xem các bài giảng “online” và mẹo tính toán. Mình tập phân loại nhóm bài dễ, khó và những bài lấy điểm 9, 10 để phân bổ thời gian làm bài thi một cách hợp lý”, Minh Anh cho biết.

Minh Anh (CHS M1, 17 - 20)

Đặc biệt trong tháng cuối ôn tập môn Ngữ văn, cô bạn luyện thi với quy tắc: viết nhanh, viết nhiều, viết sạch. “Để hoàn thành bài thi hoàn chỉnh trong 120 phút, tốc độ viết là điều cần lưu ý đầu tiên. Mình tập phân bố thời gian (15 phút cho phần đọc hiểu, 20 phút cho Nghị luận xã hội, còn lại tập trung vào Nghị luận văn học) và tạo phản xạ viết nhanh, viết nhiều. Không chỉ vậy, mình ôn theo phương pháp cuốn chiếu; học đến đâu, hiểu đến đó. Lớp mình được cô chủ nhiệm yêu cầu tạo sơ đồ tư duy để hệ thống các ý chính trong văn bản; đồng thời giúp ghi nhớ và hiểu sâu tác phẩm.

Trong thời gian nghỉ dịch, mình tranh thủ đọc nhiều sách truyện văn học để mở rộng vốn từ, học hỏi cách hành văn và chắt lọc những câu trích dẫn đưa vào bài thi. Bên cạnh đó, mình viết rất nhiều, làm đi, làm lại cho đến khi tìm ra chất văn, giọng văn riêng. Mình cũng chú trọng cách trình bày sao cho thật thoáng và dễ nhìn”, Minh Anh nói.

Hải Long (CHS P2, 17 - 20)

Hải Long (CHS P2, 17 - 20; hiện học tại ĐH Kiến trúc) cho biết năm ngoái, sau khi thích nghi với việc ôn luyện trực tuyến, cậu đã chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Để vào trường ĐH mơ ước, cậu thường làm các bộ đề theo cách thức hiệu quả, chứ không tràn lan. Hải Long cho hay: “Trước tiên, các bạn hãy đặt mục tiêu về mức điểm tối thiểu. Nếu là 7 điểm thì tương ứng với kiến thức cơ bản. Nhưng nếu muốn số điểm cao hơn, các bạn cần học mở rộng để giải quyết những bài khó.

Ngoài ra, tập trung vào những tiết chữa đề thi; sai ở đâu thì tự làm lại ở đó. Đặc biệt lưu ý các đề minh họa của Bộ GD&ĐT vì dạng bài khá sát với đề thi. Các bạn có thể tham khảo một số video chữa đề minh họa trên YouTube. Cuối cùng là cân bằng thời gian học; đồng thời ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt”.

Đối với môn ngoại ngữ, cô Lan Anh (GV Tiếng Anh) cho rằng, MCer cần nắm được cấu trúc đề. Các bạn ghi chú những phần ngữ pháp quan trọng và lên kế hoạch ôn tập từng phần, lưu ý các quy tắc ngoại lệ. Về phần ngữ âm, các bạn cần xem lại những nguyên âm đơn/đôi. Luyện đọc các từ trong SGK, cách phát âm đuôi phổ biến như: s/es, ed. Ôn kỹ nguyên tắc xác định trọng âm của từ có 2 hoặc 3 âm tiết, cũng như nguyên tắc trọng âm của một số đuôi thường gặp.

Nắm được kỹ thuật làm bài đọc, bao gồm: khả năng đoán từ, kỹ năng tóm tắt và nhận định ý chính của nội dung, tư duy phân tích thông tin và lựa chọn “keyword”. Trong khoảng thời gian này, MCer nên luyện thêm các đề thi thử, bám sát cấu trúc của đề tham khảo và cố gắng làm hết khả năng của mình với tâm thế thoải mái nhất.

Học tập và thi cử thời kỳ đại dịch bùng phát thực sự không dễ dàng. Tuy nhiên, với sự đồng hành của thầy cô, bố mẹ, cựu học sinh và đặc biệt là sự nỗ lực của mỗi người, nhất định MCer 9, 12 sẽ “vượt vũ môn” thành công.

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm