Những đề Ngữ văn “đốn tim”

Nhiều MCer, trong đó có các Thủ khoa điểm tổng kết (TK) môn Ngữ văn năm học 2019 - 2020 và các cán sự môn học này đều cho rằng: “Các đề kiểm tra/thi Ngữ văn ở MC rất thực tế, khơi gợi cảm xúc và mang lại vô vàn bài học ý nghĩa…”. 

Đề Ngữ văn nào để lại ấn tượng nhất cho các bạn?

Khánh Ngọc (7I1; đạt 8,9 điểm TK môn Ngữ văn): Đề bài “Tả ngôi trường thân yêu của em vào buổi sáng” để lại trong mình ấn tượng sâu sắc nhất. Vì đề đó chạm đúng “chỗ ngứa” của mình. Bởi từ lâu, mình đã dành cho MC tình yêu tha thiết. Mình rất thích ngắm nhìn trường mỗi ngày. Do vậy, khi mình đặt bút viết, bao cảm xúc trỗi dậy, bao ký ức buồn vui bên bạn bè, thầy cô đều ùa về. Mình viết như chưa bao giờ được viết. Nhờ cảm xúc chân thật mà bài văn đó của mình được cô giáo đánh giá rất cao.

Khánh Ngọc

Ngọc Diệp (9M3; đạt 8,9 điểm TK môn Ngữ văn): “Em hãy viết bài văn bàn luận về nghị lực của con người trong cuộc sống” là đề bài để lại trong mình dấu ấn khó phai. Bởi nhờ nó, mình có thêm nhiều động lực để cố gắng.

Đầu tháng 5/2020, khi mọi người háo hức trở lại trường sau đợt nghỉ dịch cũng là lúc mình gặp một số vấn đề tâm lý. Mình cảm thấy áp lực, mệt mỏi và không thể tâm sự được với ai. Rồi bỗng trong đề cương thi học kỳ môn Ngữ văn có đề bài về nghị lực. Mới đầu, mình chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Nhưng lúc lập dàn ý, cũng như tham khảo thông tin để viết bài, mình cảm thấy có điều gì đó thôi thúc và bị cuốn hút vào đề tài ấy. Mình đã viết một mạch với kết quả hơn mong đợi. Sau khi được cô chữa bài và phân tích, mình hiểu rõ từ “nghị lực”. Mình nhận ra, khi gặp khó khăn, người có nghị lực sẽ không nản chí, bi quan, đầu hàng trước số phận. Kể từ đó, mình đã suy nghĩ tích cực hơn, nỗ lực hết mình và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.  

Minh Trang (9G3; đạt 8,9 điểm TK môn Ngữ văn): Từ khi theo học MC, đề Ngữ văn mà mình ấn tượng nhất là đề bài được giao trong đợt nghỉ dịch Covid-19: “Em có suy nghĩ gì về việc tăng giá bán khẩu trang trong giai đoạn hiện nay?”. Một đề tài rất thực tế, mang tính thời sự. Khi mới đọc đề, mình khá lo, không biết bắt đầu từ đâu. Nhưng lúc chắp bút, mình thấy rất hào hứng, giống như đang được chia sẻ quan điểm cá nhân, chứ không phải viết văn. Sau khi tìm hiểu cấu trúc và cách làm bài văn nghị luận xã hội rồi gạch ý, mình đã viết một lèo. Theo mình, những đề bài như vậy không khiến học sinh thấy căng thẳng, nhàm chán. Bởi chúng mình được thỏa sức nêu ý kiến cá nhân theo các chủ đề phong phú; không có đúng - sai, phán xét.

Minh Trang

Bảo Dụ (11I; đạt 8,0 điểm TK môn Ngữ văn): Đề bài “Phân tích tâm trạng nhân vật Thuý Vân sau khi nhận lời thay Thúy Kiều trả nghĩa Kim Trọng” đã giúp mình nhận ra khía cạnh khác của câu chuyện buồn ấy. Là chị cả, Thúy Kiều đã thay Thúy Vân gánh vác trách nhiệm lớn lao. Thế nên, khi nàng nhờ em thay mình trả nghĩa Kim Trọng, Thúy Vân đã không từ chối. Nhưng ngay lúc đó, Thúy Vân rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó xử. Bởi nếu nhận lời, cô tuy hoàn thành được tâm nguyện của chị nhưng lại không có cơ hội lấy người mà cô yêu và sống hạnh phúc suốt đời. Khi tiếp cận tác phẩm này, chúng ta đều tiếc thương cho thân phận của Thúy Kiều mà ít để ý đến Thúy Vân. Nhưng qua lần làm đề văn đó, mình đã hiểu rõ hơn tâm tư của Thuý Vân, cũng như những thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Các bạn làm thế nào để hoàn thành tốt đề bài đó?

Khánh Ngọc: Khi nhận đề bài, mình rất vui vì có cơ hội chia sẻ những tình cảm chất chứa bấy lâu. Vì thế, mình đã viết ra những tâm tư, suy nghĩ, kỷ niệm của bản thân kết hợp với việc miêu tả MC vào buổi sáng một cách sinh động nhất. Những hình ảnh được đưa vào bài văn là nét đẹp tiêu biểu của Marie Curie trong tâm trí mình. Ngoài ra, mình tham khảo thêm cách hành văn ở một số bài mẫu để có thể đạt được sự hoàn hảo nhất trong cách dùng từ.

Ngọc Diệp: Bài văn ấy, mình được 8,5 điểm. “Bí kíp” của mình là viết đủ ý, chú ý thêm về cách diễn đạt và sử dụng câu nối. Nắm vững điều đó, bài viết của bạn sẽ tạo nên nét riêng và gây được sự chú ý.

Ngọc Diệp

Minh Trang: Để hoàn thành tốt bài văn nghị luận, đầu tiên, mình đọc thật kỹ đề, tìm những cụm từ quan trọng để giải thích. Đồng thời, mình tìm hiểu những thông tin chính xác liên quan đến yêu cầu của đề, sau đó vận dụng vào bài viết sao cho đầy đủ, phong phú. Ngoài ra, mình nêu lên quan điểm cá nhân với những dẫn chứng thuyết phục, lý lẽ chặt chẽ. Mình hệ thống, kiểm soát các lập luận bằng cách gạch ra nháp những ý chính hoặc vẽ sơ đồ tư duy. Tiếp theo, mình sắp xếp chúng vào bài thật hợp lý, gọn gàng và mạch lạc.

Bảo Dụ: Bất kỳ đề văn nào, mình cũng áp dụng các bước sau. Trước tiên là đọc kỹ đề bài và gạch chân những từ chính để tránh bị lạc đề, phân tích sai... Thứ hai là viết ra giấy nháp dàn ý gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết bài và liệt kê các ý chính. Thứ ba là tập trung phân tích sâu về tâm trạng nhân vật, đặt mình vào nhân vật và chọn lọc những từ ngữ, câu văn diễn đạt phù hợp.

Theo các bạn, một đề bài hay sẽ mang tới cho học sinh điều gì?

Khánh Ngọc: Một đề bài hay sẽ khiến học sinh thấy hứng thú khi làm bài, phát huy hết khả năng cảm thụ và tạo nên phong cách riêng.

Ngọc Diệp: Theo mình, đề văn hay sẽ mang tới nhiều trải nghiệm, kiến thức mới. Bên cạnh những vấn đề quen thuộc như: tác giả, tác phẩm…, nó đem lại nhiều bài học về nhân cách con người trong cuộc sống, cách hành xử đúng trong các tình huống. Hơn nữa, đề văn hay sẽ khơi gợi cho học sinh cảm hứng viết, những ý tưởng mới lạ và bồi đắp tình cảm đẹp. Khi luyện tập những đề bài như thế, đảm bảo các bạn sẽ tăng khả năng diễn đạt, vốn từ.

Minh Trang: Một đề bài hay sẽ khiến học sinh tò mò, háo hức tìm hiểu và làm bài. Đề văn lạ sẽ tăng thêm nguồn cảm hứng với môn học; khiến Ngữ văn trở nên gần gũi, không bị nhàm chán. Điều đó còn khiến môn học này không dừng lại ở việc phân tích, miêu tả, bị giới hạn nội dung mà là nơi để học sinh bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Đề văn tốt còn đem tới nhiều kiến thức thú vị, giúp học sinh rút ra nhiều bài học đúng đắn về nhận thức và hành động cho bản thân.

Bảo Dụ

Bảo Dụ: Một đề bài hay không chỉ mang lại sự lôi cuốn, thử thách mà còn là nguồn cảm hứng để học sinh viết hay hơn, suy nghĩ sâu xa hơn về những khía cạnh khác trong đề. Bên cạnh đó, nó sẽ ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa mà học sinh có thể rút ra.

Cảm ơn các bạn về cuộc trò chuyện này! 

Các đề Ngữ văn ấn tượng không chỉ mang tới cho học sinh nhiều điều bổ ích mà còn khiến các thầy cô được thử thách chuyên môn.

Cô Hồng Nhung (GV Ngữ văn) chia sẻ: “Ra đề là công việc thường xuyên của người giảng dạy để đánh giá quá trình học tập của học sinh. Ngoài những đề kiểm tra bắt buộc để lấy điểm thì còn có các đề bài của dự án học tập, liên quan đến một nhóm bài học trong chương trình. Ví dụ: lớp 6 là tìm hiểu về di sản thiên nhiên/văn hoá, lớp 7 là tìm hiểu về diễn xướng dân gian… Các đề bài này đòi hỏi sự kỳ công của giáo viên từ việc lên ý tưởng cho đến xây dựng kế hoạch triển khai. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thử thách về chuyên môn của giáo viên. Các đề Ngữ văn ấn tượng thường được thực hiện sau khi thi học kỳ để không ảnh hưởng đến quá trình ôn tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh tích lũy, rèn luyện kỹ năng mềm. Nhằm tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên cần giới thiệu chi tiết về đề bài: mục đích, cách triển khai, phần thưởng... Khi tiếp cận những đề bài như vậy, học sinh rất hào hứng đón nhận bởi các em luôn thích cái mới và ham khám phá. Trong quá trình làm, các em có dịp hiểu hơn về cách thức làm việc có trách nhiệm; về giá trị của sự nhiệt tình, hợp tác, chia sẻ...”. 

Cô Quỳnh Giang (GV Ngữ văn) nhắn nhủ: “Mỗi đề văn đưa ra không chỉ giúp học trò biết về một tác phẩm, một tác giả, một nhân vật, một thời đại… mà còn chứa đựng những thông điệp về tư tưởng, lối sống; giúp các em nuôi dưỡng tâm hồn”.

21

Tháng 11/2024

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

SÔI NỔI HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:17 Viết bởi TRUONG MARIE
Hòa chung không khí hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, tại hệ thống giáo dục Marie Curie, Hội diễn văn nghệ lần thứ 32 diễn ra sôi nổi với gần 240 tiết mục từ các lớp mầm non đến THPT. Chương trình này cũng là cơ hội để các MCer, thầy cô và bố mẹ được toả sáng trên sân khấu lung linh.
Xem thêm

21

Tháng 11/2024

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

LỄ TRAO GIẢI HDVN32: ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN

Thứ năm, 21 Tháng 11 2024 08:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Sáng 20/11, tại nhà hát Thăng Long - cơ sở Việt Hưng đã diễn ra chương trình tranh giải Đặc biệt và vinh danh các tập thể xuất sắc nhất Hội diễn văn nghệ lần thứ 32.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

MỘT NGƯỜI THẦY TRÂN QUÝ

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 15:26 Viết bởi TRUONG MARIE
Mang trong mình nhiệt huyết và đạo đức của nghề giáo, trong suốt 30 năm làm nghề, thầy Nguyễn Xuân Khang – Chủ tịch Hệ thống giáo dục Marie Cuire Hà Nội đã là người gieo mầm xanh của sự tử tế vào tâm hồn của biết bao thế hệ học sinh.
Xem thêm

20

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

CHUNG KHẢO HDVN32 K89-MĐ: TRÂN TRỌNG TỪNG KHOẢNH KHẮC BÊN NHAU

Thứ tư, 20 Tháng 11 2024 09:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Những thước phim quay chậm trên sân khấu MC đã mang tới cho người xem cảm nhận sâu sắc hơn về ý niệm thời gian. Thông qua 26 tiết mục ý nghĩa, các MCer khối 8, 9 - Mỹ Đình đã lan tỏa thông điệp “Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc có thể làm hôm nay!”.
Xem thêm

19

Tháng 11/2024

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

CHUNG KHẢO HDVN 32 THPT-VP: ĐÊM DIỄN VỚI NHIỀU DẤU ẤN RỰC RỠ

Thứ ba, 19 Tháng 11 2024 14:59 Viết bởi TRUONG MARIE
Tối 16/11, Chung khảo khối THPT - Văn Phú đã đưa mọi người trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: từ háo hức, chờ đợi, lắng đọng khi từng lời ca, giai điệu được vang lên cho đến bồi hồi, suy ngẫm về hai chữ “Thời gian”.
Xem thêm