Dạy kỹ năng sống: Chưa trải nghiệm thì dạy gì?

Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên rất mạnh dạn trong việc dạy những điều chưa trải nghiệm, hay còn được gọi nôm là “dạy suông”...

Dạy những điều chưa trải nghiệm

Tại Việt Nam, khi kỹ năng sống và kỹ năng mềm phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực hiện đại thì cũng bắt đầu nở rộ việc hàng loạt giáo viên giảng dạy bộ môn này. Nhưng vấn đề đặt ra là nhiều giáo việc không có kỹ năng tốt đi kèm với việc chưa có sự trải nghiệm.

Đã có trường hợp: Giáo viên mới ra trường được 2 năm nhưng đã đi dạy kỹ năng quản lý cảm xúc cho một nhóm sinh viên cán bộ Đoàn. Nhóm học viên này khá hoạt bát, năng động đôi khi hay đùa giỡn quá trớn trong giờ học khiến giáo viên phải xử lý bằng cách liên tục la hét, đập bàn để giữ trật tự và thẳng tay đuổi cán bộ Đoàn ra khỏi lớp. Không khí trở nên căng thẳng và trầm lắng sau phản ứng của cô giáo trẻ. Và từ đó, cô giáo kia không còn cơ hội được giảng dạy về kỹ năng cho cán bộ Đoàn - Hội nữa.

Không hiếm chuyện, trong suốt buổi học, giáo viên chỉ chăm chăm thuyết giảng, không hề có sự tương tác với người học. Có khi giáo viên dạy cho học sinh kỹ năng làm việc nhóm mà bản thân chưa bao giờ thực hiện một công việc hay một dự án theo nhóm nào. Do vậy, học sinh không có tấm gương để được phản chiếu. Cuối cùng, các em học kỹ năng mà lại chỉ nhận được “lý thuyết” một cách mơ hồ, khiến tinh thần căng thẳng hơn sau những giờ học chính quy.

Việc dạy kỹ năng đòi hỏi nhiều giáo viên, huấn luyện viên phải có trải nghiệm thực tế, sự rèn luyện lâu dài để bản thân thẩm thấu. Ngoài ra, họ cũng cần được thực hành thường xuyên trong công việc và cuộc sống của bản thân. Đồng nghĩa với việc những kỹ năng đó phải được người dạy thể hiện trên bục giảng để người học quan sát và cảm nhận trong mỗi bài học.

Có không ít điều tréo ngoe khi mở lớp dạy Giáo dục kỹ năng sống cho người làm huấn luyện. Họ chưa hình dung được mô hình của một kỹ năng cụ thể, các bước hay thao tác hình thành kỹ năng. Đối với họ, việc thiết kế các bài tập để phục vụ rèn luyện kỹ năng đó như “hái sao trên trời”.

Lương tâm nghề nghiệp hay cần câu cơm?

Theo tâm lý, một người không thể tự tin nếu nói ra những điều mình chưa biết, chưa rõ hay chưa bao giờ thực hiện. Vì vậy, việc chưa trải nghiệm khiến người dạy lúng túng, bối rối, đặc biệt lúc học sinh thắc mắc, phản hồi. Hồi đáp, lý giải không thuyết phục, đưa ra ví dụ không rõ rang, thiếu tính thực tế sẽ làm người học nhìn nhận sai về môn kỹ năng sống, kỹ năng mềm.

Giảng viên phải khéo léo khơi dạy tiềm năng, khuyến khích sự tự tin, năng động cho người học. Nếu không sẽ khiến học viên thất vọng về bản thân, thậm chí dẫn đến phản ứng tiêu cực. Việc truyền đạt, huấn luyện kỹ năng đòi hỏi phải hiểu lí luận, kỹ năng và trước hết là phải có sự trải nghiệm. Chính điều này sẽ làm hệ thống lý luận thêm sâu sắc và tinh tế hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp người dạy dần dần hình thành, phát triển những thao tác phù hợp để hoàn thiện kỹ năng đa chiều trong các tình huống. Sự trải nghiệm bao hàm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi những cá nhân có biểu hiện kỹ năng tốt hơn mình khi đương đầu với thất bại, rủi ro để từ đó tích luỹ cho mình kinh nghiệm giải quyết vấn đề dựa trên những kỹ năng cần có.

Bản thân mỗi giáo viên phải chủ động tìm kiếm sự trải nghiệm với tinh thần học hỏi, hoàn thiện tri thức - kỹ năng cùng với tâm huyết nhằm đem đến cho người học vốn hiểu biết với lượng thời gian, tiền bạc tiết kiệm nhất. Với nghề dạy học, ở bất cứ môn học nào, nhất là những môn kỹ năng thì sự trải nghiệm rất quan trọng. Bởi điều này sẽ mang lại những giá trị đích thực cho cuộc sống và nghề nghiệp của người dạy lẫn người học.

Theo giaoduc.net.vn

04

Tháng 12/2024

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

NHỚ NGƯỜI THẦY NĂM ẤY…

Thứ tư, 04 Tháng 12 2024 08:48 Viết bởi TRUONG MARIE
Trong cuộc đời, ai trong chúng ta cũng được dạy dỗ bởi nhiều người thầy. Thật may mắn nếu bạn được học những giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn tâm lý, hài hước! Với mình, mỗi thầy cô đều để lại ấn tượng khó quên. Bây giờ, mình rất háo hức chia sẻ với các bạn về những thầy cô tuyệt vời ở MC.
Xem thêm

29

Tháng 11/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 12/2024 của khối MG - TH - THCS.
Xem thêm

28

Tháng 11/2024

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

Thứ năm, 28 Tháng 11 2024 09:36 Viết bởi TRUONG MARIE
Nguyễn Tuệ Uyển Nhi (CHS P1, 17 - 21) du học nước Anh từ năm lớp 11. Với sự tự tin và bản lĩnh mạnh mẽ, cô bạn không chỉ vượt qua nhiều thử thách nơi đất khách, quê người mà còn trở thành cố vấn học thuật, tham gia nghiên cứu khoa học và nhận được học bổng từ nhiều trường đại học danh tiếng.
Xem thêm

27

Tháng 11/2024

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 08:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Năm tôi học lớp 5, cũng như các phụ huynh khác, mẹ tất bật tìm hiểu trường cấp 2 cho tôi. Mẹ mong muốn tìm một ngôi trường vừa tốt cho chuyện học vừa tổ chức bán trú để đỡ vất vả lo bữa trưa và quản lý tôi nửa ngày còn lại. Sau thời gian tìm hiểu trường Marie Curie ở Trung Yên, mẹ đã gửi gắm niềm tin và hy vọng lớn lao vào đó.
Xem thêm

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm