Giáo dục "trốn dịch" đến bao giờ?

Năm 2021 sắp qua. Hai năm qua đại dịch Covid-19 làm đảo lộn thế giới, cũng là 3 năm học ngành giáo dục phải trải qua những thách thức khắc nghiệt của dịch bệnh.

 

3 năm hc giáo dc nh hưởng bi dch bnh

Việt Nam đã bốn lần bùng phát dịch Covid-19.

Đợt 1, từ tháng 2 - 4/2020, các trường học phải đóng cửa. Mất một tháng để tìm cách chuyển đổi từ học trực tiếp truyền thống sang học trực tuyến mới lạ. Giáo viên lúng túng, học sinh bỡ ngỡ. Mạng internet không ổn định, thậm chí nhiều nơi không có. Thiết bị điện tử của thầy và trò không đảm bảo cho việc dạy và học… Năm học 2019 - 2020 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải kéo dài đến 15/7/2020 mới kết thúc.

Đợt 2, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8/2020. Thời gian này học sinh nghỉ hè nên không ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 phải chia làm 2 đợt.

Đợt 3, tháng 2/2021, mất một tháng đầu học kỳ 2 của năm học 2020 - 2021.

Đợt 4, khởi phát từ 27/4/2021 cho đến nay, đã 8 tháng. Dịch bệnh chưa bị đẩy lùi, trạng thái “bình thường mới” ở nhiều địa phương chưa được thiết lập. Thời gian và thiệt hại của lần này khủng khiếp hơn nhiều so với 3 lần trước gộp lại.

Đến nay, ở Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác, các trường học đóng cửa 8 tháng, trong đó có những địa phương vẫn chưa biết đến bao giờ được mở cửa trường trở lại. Thầy trò đang cố gắng dạy và học trực tuyến để giáo dục không bị đứt gãy. Dài quá, lâu quá, không còn cái nghĩa “tạm dừng đến trường”.

Cn quyết sm v kéo dài năm hc, cách thc thi c

Năm học 2021 - 2022, học sinh mất đứt học kỳ 1 không được đến trường. Rất có thể tháng đầu học kỳ 2 cũng không khá hơn. Chất lượng học tập của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, theo tôi một số vấn đề quan trọng của ngành giáo dục cần sớm phải bàn đến:

Thứ nhất, có nên kết thúc năm học vào cuối tháng 5/2022 hay không? Học trực tuyến, kiểm tra thường xuyên và định kỳ cũng trực tuyến, chất lượng sẽ ảo. Khi trạng thái “bình thường mới” được thiết lập nên có đợt tổng kiểm tra chất lượng để đánh giá đúng thực chất. Từ đó, các địa phương chủ động xác định thời gian kết thúc năm học thích hợp.

Thứ hai, thi tốt nghiệp THPT 2022 theo hình thức nào, bao nhiêu môn thi, thi vào lúc nào? Cần quan tâm đến lứa học sinh lớp 12 năm nay chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 cả 3 năm học.

Thứ ba, thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 với những môn nào? Lứa học sinh lớp 9 năm nay không những chịu ảnh hưởng dịch suốt 3 năm, còn là lứa học sinh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học tới. Sang năm, học sinh lớp 10 bước vào “Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục của địa phương.

Các môn như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hoá học, Sinh học… là những môn học lựa chọn, học sinh có thể không học một số môn trong các môn này. Vì thế, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm tới có nên chọn các môn này không?

Ví dụ, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022, Hà Nội thi 4 môn: 3 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ; môn thứ tư là một trong các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Hoá học và Sinh học được chọn vào cuối tháng 3/2021. Hà Nội có tiếp tục thi môn thứ tư theo cách này nữa không?

Cả ba vấn đề ở trên, Bộ GD-ĐT và UBND các tỉnh, thành cần sớm quyết định cụ thể để các cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Trn dch đến bao gi?

Mỗi lần dịch bùng phát, ngành Y tế tập trung lực lượng chống dịch, còn ngành Giáo dục thì sao? Thầy trò chẳng còn cách nào khác là bảo nhau ở nhà dạy và học online. Như thế gọi là “trốn dịch” để duy trì việc học.

Lần này trốn lâu quá, không còn trốn tạm thời nữa! 8 tháng đóng cửa trường, thầy trò kiên trì ở nhà "trốn dịch".

Trải qua 4 lần dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã có bài học sâu sắc để thay đổi thích ứng an toàn, phòng, chống dịch có hiệu quả. Với chiến dịch tiêm chủng vaccine tích cực, đến nay đã đạt chỉ tiêu miễn dịch cộng đồng ở mức khá cao. Nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã hoạt động trở lại. Nhiều địa phương là tâm dịch trong thời gian qua đã từng bước thí điểm mở cửa từng phần các trường học.

Trở ngại lớn nhất hiện nay là tâm lý lo lắng của phụ huynh khi cho con trở lại trường học. Lo con nhiễm bệnh trở thành F0 chỉ một phần nhưng lo nhiều hơn khi con trở thành F1, F2 rồi phải đi cách ly tập trung nơi này, nơi khác. Vì vậy, các địa phương, các trường học phải bình tĩnh, có cách ứng xử với F0, F1, F2 xuất hiện trong trường một cách hợp lý để phụ huynh yên tâm.

Các con ở nhà quá lâu, học online không những bị hạn chế rất nhiều về kiến thức, kỹ năng mà còn bị tổn thương về thể chất, tinh thần. Quý vị phụ huynh cần vượt qua nỗi lo, tỉnh táo và yên tâm cho con trẻ đến trường khi địa phương có điều kiện thích hợp.

Đóng cửa trường mãi sao? Các con phải "trốn dịch" đến bao giờ?

Thầy Nguyễn Xuân Khang

(https://thanhnien.vn/giao-duc-tron-dich-den-bao-gio)

17

Tháng 4/2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 23:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 3 về tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2025 - 2026 của hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

17

Tháng 4/2025

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 16:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie, Hà Nội) đã trân trọng tặng Chủ tịch nước Lương Cường bức ảnh đặc biệt chụp với 22 cháu Làng Nủ - những đứa trẻ sống sót sau trận lũ được ông "nhận nuôi" đến năm 18 tuổi.
Xem thêm

14

Tháng 4/2025

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

Thứ hai, 14 Tháng 4 2025 22:01 Viết bởi TRUONG MARIE
Việc góp mặt trong 2 bộ phim truyền hình được nhiều người yêu thích: “Những chặng đường bụi bặm” và “Hoa sữa về trong gió” đã tiếp thêm động lực cho Đỗ Thế Gia Long (7G3) tự tin theo đuổi đam mê diễn xuất.
Xem thêm

13

Tháng 4/2025

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

Chủ nhật, 13 Tháng 4 2025 15:53 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 13/4, sân trường Marie Curie - Mỹ Đình trở nên sôi động và náo nhiệt khi diễn ra giải bóng rổ học sinh Quận Nam Từ Liêm năm học 2024 - 2025. Tại đây, 23 đội nam - nữ của các trường THCS đã cống hiến cho khán giả những trận cầu "mãn nhãn" và ấn tượng.
Xem thêm

02

Tháng 4/2025

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

Thứ tư, 02 Tháng 4 2025 09:13 Viết bởi TRUONG MARIE
Với chủ đề “Phương tiện giao tiếp trong tương lai”, các MCer 8I5 đã mô tả những công nghệ mà con người có thể sử dụng vào năm 2050 theo cách vô cùng thú vị.
Xem thêm