Trò chuyện cùng Tổng đạo diễn nhạc kịch

Đoạt giải HSG môn Ngữ văn cấp Quốc gia năm học 2022 - 2023, là Tổng đạo diễn nhạc kịch “Người tìm nơi sóng lặng” “đình đám”…, Phạm Khánh Linh (CHS G2, 18 - 20) luôn tâm niệm: “Sống là luôn hết mình và dũng cảm thử thách bản thân”.

 Từ cô gái đam mê văn chương…

Chào Khánh Linh! Chúc mừng bạn với những thành tích ấn tượng trong các kỳ thi HSG môn Ngữ văn! Chắc hẳn bạn rất đam mê văn chương?

KHÁNH LINH: Từ bé, mình đã cảm thấy có sở trường các môn xã hội, đặc biệt là về ngôn ngữ. Mình tập viết chữ đẹp, viết lách từ hồi Tiểu học nhưng đến năm lớp 8 mới thật sự cảm nhận được vẻ đẹp của văn học. Với mình, văn chương khiến đầu óc và cuộc sống được mở mang hơn, trở nên sâu sắc hơn. Nhờ học Văn, mình biết đồng cảm hơn, tích lũy thêm những điều thú vị về văn hoá, lịch sử... Văn học giúp mình có cơ hội thể hiện những suy nghĩ, quan điểm riêng. Với mình, viết văn cũng là một cách rất hiệu quả và lành mạnh để xả stress. Càng lớn, mình càng yêu tiếng Việt và văn hoá dân tộc. Điều đó khiến mình luôn hướng về quê hương và mong muốn góp phần xây dựng đất nước bằng tình yêu văn chương. Một câu nói của nhà thơ Xuân Diệu mà mình rất thích là: “Không đứng vào dân tộc như cây không đứng vào đất, làm gì có sức chắc chắn để phát triển cho đến tận cùng”.

“Bí kíp” giúp bạn theo đuổi môn Ngữ văn là gì?

KHÁNH LINH: Với mình, văn chương bao gồm cả việc đọc, cảm thụ và viết. Mình thường cố gắng đọc kỹ các văn bản trong sách giáo khoa vì đó đều là những tác phẩm kinh điển, nhân văn và được lựa chọn rất cẩn thận. Mình may mắn được theo học đội tuyển của quận và thành phố vào 2 năm cuối cấp. Khoảng thời gian ấy rất tuyệt vời bởi mình được học rất nhiều thầy cô tận tâm và truyền cảm hứng. 

Niềm yêu thích văn chương của bạn có phải được nhen nhóm từ MC? 

KHÁNH LINH: Đúng vậy, mình may mắn có 2 năm học môn Ngữ văn từ cô Phạm Thái Lê. Phương pháp giảng dạy của cô rất hiện đại và thú vị. Cô không chỉ dạy những con chữ trong văn bản mà còn cho chúng mình tìm hiểu những tư liệu liên quan. Ví dụ: khi học tác phẩm “Lão Hạc”, cả lớp được xem phim “Làng Vũ đại ngày ấy” hoặc được nghe các ca khúc nhạc kháng chiến lúc học bài thơ “Đồng chí”… Ngoài ra, mỗi khi học sinh viết bài hay có câu hỏi, cô luôn dành thời gian để chữa bài, giải đáp thắc mắc. Đồng thời, cô còn mở rộng nhiều kiến thức mới mẻ ngoài lề nên chúng mình rất hứng thú với tiết học.

Bên cạnh đó, mình may mắn được thầy cô ở phòng Truyền thông & Sự kiện của trường tạo điều kiện viết bài cho nội san MCer Link. Điều đó giúp mình duy trì thói quen viết lách đến tận bây giờ.

… đến Tổng đạo diễn nhạc kịch

Mới đây, bạn tham gia tổ chức vở nhạc kịch “Người tìm nơi sóng lặng”. Rất nhiều khán giả khen ngợi vở diễn ấy. Cảm xúc của bạn ra sao khi “đứa con tinh thần” gặt hái thành công?

KHÁNH LINH: Tự hào, biết ơn là những cảm xúc đầu tiên của mình và các bạn khi thấy sản phẩm được mọi người yêu thích. Lúc nhận những tràng pháo tay không ngớt của khán giả, cũng như những lời khen ngợi sau chương trình, chúng mình vô cùng hạnh phúc khi công sức trong nửa năm qua đã được đền đáp. Đồng thời, mình rất biết ơn những người luôn nhiệt tình hỗ trợ chúng mình. Đặc biệt là những giáo viên Ngữ văn đã tạo điều kiện để mình tiếp xúc, nuôi dưỡng đam mê, từ đó chuyển hóa những điều học được từ văn chương thành sân khấu và kịch nghệ.

Ở lứa tuổi học sinh nhưng bạn đã được giao làm Tổng đạo diễn của một vở nhạc kịch lớn. Bạn thấy công việc này như thế nào?

KHÁNH LINH: Với vai trò ấy, mình có cơ hội triển khai một chương trình quy tụ 100 thành viên là học sinh, sinh viên tại Hà Nội và gần 1.000 khán giả có mặt ở Cung văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Mình viết kịch bản, đồng thời tham gia quản lý các khâu liên quan đến nghệ thuật, tổ chức như: đào tạo diễn viên, ca sĩ, vũ công; chuẩn bị hậu trường, trang phục; sản xuất vé, hình ảnh, chiến dịch truyền thông… Khối lượng công việc dù nhiều nhưng đều là những điều mình thích và muốn học hỏi thêm nên mình thấy quãng thời gian ấy rất đáng quý.

Sau khi xem vở diễn, nhiều khán giả chia sẻ rằng, họ rất xúc động và ấn tượng về nội dung, thông điệp. Bạn có thể giới thiệu sơ lược về kịch bản?

KHÁNH LINH: Vở nhạc kịch lấy bối cảnh Việt Nam vào những năm đầu sau khi cuộc chiến giành độc lập dân tộc kết thúc. Mỗi người dân lúc ấy trở thành nạn nhân của cuộc chiến giằng xé nội tâm. Những gia đình loạn lạc, ly tán; những khó khăn khi đối diện, thích nghi với một cuộc sống mới…, tất cả đã tạo nên những sang chấn tâm lý nặng nề. Chúng mình muốn tái hiện một Việt Nam kiên cường mà thơ mộng lúc bấy giờ, đồng thời gửi gắm những góc nhìn của thế hệ trẻ về tình yêu dân tộc. 

Bên cạnh đó, chúng mình gửi đi thông điệp liên quan đến căn bệnh tâm lý PTSD (rối loạn căng thẳng hậu sang chấn). Chúng mình hy vọng, vở kịch có thể là liều thuốc tinh thần cho những người gặp những vấn đề tâm lý trong cuộc sống hiện đại. Chúng mình mong mọi người hiểu rằng, tình yêu và sự tử tế luôn thường trực xung quanh, ở nhiều hình dạng. Đó có thể là tình yêu đôi lứa, gia đình, Tổ quốc… Vì thế, chúng ta không bao giờ cô đơn, không bao giờ phải tự bó buộc rồi làm khổ bản thân bởi luôn có những người đồng cảm, yêu thương và giúp đỡ mình. Vở nhạc kịch còn là món quà tinh thần để kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7.

Một chương trình quy mô như vậy chắc hẳn để lại trong bạn nhiều kỷ niệm đáng nhớ?

KHÁNH LINH: Mình và đoàn kịch đã trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc. Mình nhớ khoảng thời gian hoàn thiện kịch bản. Vì là biên kịch chính nên mình gần như “ăn, ngủ” với kịch bản. Mỗi khi có ý tưởng, mình liền viết ra giấy rồi tối về nhà chỉnh sửa. Cũng có lúc mình chia sẻ với nhiều người để có thêm góc nhìn, tránh việc kịch bản bị “sạn” hay vô lý.

Mình nhớ thời điểm nước rút trước ngày công diễn. Chúng mình đã tập luyện với cường độ dày đặc, từ sáng sớm đến tối muộn mỗi ngày. Dù vất vả nhưng ai cũng vui vẻ và tích cực làm việc. Chúng mình đều là học sinh, sinh viên nên việc sắp xếp thời gian tập là điều không dễ. Khi chứng kiến các thành viên cùng nỗ lực mang đến một đêm diễn thành công, mình rất xúc động. Mình cũng hạnh phúc khi thấy các diễn viên cố gắng cảm nhận và cần mẫn nghiên cứu nhân vật, vào vai được giao. 

Sống hết mình và dám thử sức

Bạn có cho rằng, để đạt được những thành công đó thì phải là một người rất tài năng?

KHÁNH LINH: Mình không dám tự nhận là tài năng nhưng quan điểm sống của mình là sống hết mình và dám thử sức. Mình chưa từng nghĩ sẽ trở thành Tổng đạo diễn của một vở nhạc kịch lớn. Nhưng khi bắt tay vào làm, với sự đồng hành của nhiều người, mình dần khám phá được nhiều thứ, biết “phá” những giới hạn của bản thân. 

Điều khiến mình tự hào nhất là sự nhiệt huyết và đam mê của chính mình. Vốn đam mê diễn xuất và kịch nghệ từ hồi cấp 1 nên mình luôn cố gắng tìm kiếm thật nhiều cơ hội để thử sức. Dù vẫn còn thiếu sót trong quá trình thực hiện một chương trình lớn nhưng với những góp ý, chỉ bảo của mọi người, mình đang cố gắng thay đổi và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. 

Ở bậc đại học, mình sẽ sang Pháp du học. Mình vẫn duy trì thói quen đọc sách, viết lách, đặc biệt là học các khóa về sáng tác kịch bản để có thêm kiến thức chuyên sâu.

Nhắc đến MC, ánh mắt của bạn sáng lấp lánh. Dường như những năm tháng theo học ở đây với bạn thật đẹp đẽ? 

KHÁNH LINH: Không chỉ đẹp mà còn trên cả tuyệt vời! Ở MC, mình được các thầy cô, cán bộ, nhân viên của trường yêu thương rất nhiều. Cô Thanh Tâm, cô Thanh Hường là hai giáo viên chủ nhiệm luôn dành thời gian để mình tâm sự mọi chuyện; cô Thái Lê mang tới niềm cảm hứng dạt dào với văn chương; “ông nội” Khang khiến mình cảm nhận được sự ấm áp gia đình; các thầy cô ở phòng TT&SK tạo điều kiện cho mình làm MC, tham gia văn nghệ, viết báo… Với mình, MC thực sự là một ngôi trường tử tế và nhân văn. Những tình cảm yêu thương đó là hành trang để mình trở thành Khánh Linh hôm nay.

Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện thú vị! Chúc những ước mơ, mục tiêu sắp tới của bạn sớm trở thành hiện thực!

Thành tích học tập:

  • Giải Nhất HSG môn Ngữ văn cấp Thành phố năm lớp 9 
  • Giải Nhì HSG môn Ngữ văn cấp Thành phố năm lớp 12
  • Giải Khuyến khích HSG môn Ngữ văn cấp Quốc gia năm lớp 12
  • HSG tiêu biểu Thủ đô năm học 2019 - 2020, 2022 - 2023 
  • IELTS 8.0

Thành tích ngoại khoá:

  • Tổng đạo diễn, Biên kịch nhạc kịch “Người tìm nơi sóng lặng”
  • Diễn viên chính nhạc kịch “G’LAMS 2022: Đèn trời rỗng”
  • Phó Chủ tịch CLB Âm nhạc Glee Ams 
  • Top 20 Đại sứ Ams Ambassador 

29

Tháng 11/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thực đơn tháng 12/2024

Thứ sáu, 29 Tháng 11 2024 15:24 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 12/2024 của khối MG - TH - THCS.
Xem thêm

28

Tháng 11/2024

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

CHUYỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Ở ANH CỦA CỰU MCER

Thứ năm, 28 Tháng 11 2024 09:36 Viết bởi TRUONG MARIE
Nguyễn Tuệ Uyển Nhi (CHS P1, 17 - 21) du học nước Anh từ năm lớp 11. Với sự tự tin và bản lĩnh mạnh mẽ, cô bạn không chỉ vượt qua nhiều thử thách nơi đất khách, quê người mà còn trở thành cố vấn học thuật, tham gia nghiên cứu khoa học và nhận được học bổng từ nhiều trường đại học danh tiếng.
Xem thêm

27

Tháng 11/2024

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ MÁI TRƯỜNG MC

Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 08:37 Viết bởi TRUONG MARIE
Năm tôi học lớp 5, cũng như các phụ huynh khác, mẹ tất bật tìm hiểu trường cấp 2 cho tôi. Mẹ mong muốn tìm một ngôi trường vừa tốt cho chuyện học vừa tổ chức bán trú để đỡ vất vả lo bữa trưa và quản lý tôi nửa ngày còn lại. Sau thời gian tìm hiểu trường Marie Curie ở Trung Yên, mẹ đã gửi gắm niềm tin và hy vọng lớn lao vào đó.
Xem thêm

23

Tháng 11/2024

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

LỚP HỌC KHÔNG BIÊN GIỚI: TỰ TIN THUYẾT TRÌNH, KHÁM PHÁ

Thứ bảy, 23 Tháng 11 2024 11:16 Viết bởi TRUONG MARIE
Với dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”, các MCer khối 4 Oxford - Kiến Hưng đã được thực hiện nghiên cứu khoa học đầy thú vị về chủ đề “Xây dựng tòa nhà chống động đất”.
Xem thêm

22

Tháng 11/2024

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

MCER THIẾT KẾ TÒA NHÀ CHỊU ĐỘNG ĐẤT

Thứ sáu, 22 Tháng 11 2024 08:18 Viết bởi TRUONG MARIE
Chiều 21/11, các MCer khối 4 Oxford đã tổng kết dự án học tập “Classroom Beyond Walls - Lớp học không biên giới”. Tại đây, các bạn đã tham gia nhiều hoạt động thú vị và mang về nhiều phần quà hấp dẫn.
Xem thêm