Mối lương duyên gắn bó với nghề giáo

Tôi luôn tự hào về gia đình mình, dù nghèo khó nhưng đong đầy yêu thương. Ở đó, tôi được dạy sống sao cho tốt đời, đẹp đạo. Tôi luôn nhớ và biết ơn các thầy cô đã “truyền lửa” để mình có thêm động lực thực hiện ước mơ trở thành giáo viên. 

Tôi sinh ra và lớn lên tại một xã miền núi nghèo thuộc tỉnh Quảng Ninh. Các thầy cô được cử từ thành phố về nơi ấy dạy nghĩa vụ hằng năm. Dù thiếu thốn từ cơ sở vật chất phục vụ dạy học đến việc ăn, ở nhưng các thầy cô chẳng quản ngại. Hồi đó chưa có bếp ga, bếp điện như bây giờ nên các cô cặm cụi đun bếp củi nấu cơm mỗi ngày. Sau giờ dạy, họ còn cải tạo đất xung quanh để trồng rau sạch, ăn đổi bữa.

Cô Thu Huyền (GVCN 5P1) - tác giả bài viết

Trường tôi nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km, các cô phải gửi con nhỏ cho chồng hoặc nhờ ông bà chăm sóc, bắt xe khách vào trường từ sáng thứ Hai và trở về nhà vào chiều thứ Bảy. Từ đường quốc lộ phải đi bộ 2km nữa mới tới nơi. Hôm nào may mắn có người dân đi qua thì nhờ được một đoạn, không thì các cô cứ cuốc bộ cả tuần như vậy. Trời nắng còn đỡ, chứ trời mưa thì đường đất đỏ rất lầy lội, trơn trượt. Vất vả là thế nhưng các cô chẳng kêu than bao giờ, lên lớp vẫn “cháy” hết mình với từng trang giáo án.

Các cô nói, học trò ở đây thiệt thòi nhiều so với các bạn ở thành phố nên thương lắm! Vì thế, chúng tôi thi thoảng được nhận những bộ quần áo, cuốn vở, tập báo hay quyển truyện tranh mà học sinh thành phố nhờ các cô gửi cho. Đối với chúng tôi thời ấy, những món quà đó quý giá vô cùng. Khi được manh áo mới thì sung sướng cả tháng trời hay giờ ra chơi, cứ tụm năm, tụm ba ngấu nghiến từng trang sách, trang báo. Nhìn chúng tôi hạnh phúc, các cô chắc hẳn cũng ấm lòng lắm!

Nghèo khó về kinh tế nhưng tình cảm phụ huynh - giáo viên, thầy - trò luôn đầy ắp. Bố mẹ dạy chúng tôi phải biết “tôn sư trọng đạo”, ngoan ngoãn để thầy cô không phiền lòng. Thi thoảng, bố mẹ lại gửi cân sắn, củ khoai do nhà trồng được để biếu các cô mang về thành phố làm quà. Món quà tuy không lớn về giá trị vật chất nhưng là tất cả sự biết ơn, trân quý.

Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là lần cùng cô chủ nhiệm năm lớp 6 và ban cán sự lớp kiên trì đạp xe vượt qua con đường gồ ghề sỏi đá, tới nhà một bạn cách trường khoảng 5 - 6km để động viên đi học trở lại. Đến nơi, cô trò nghẹn ngào khi thấy gia cảnh xơ xác, tiêu điều. Vì nhà đông con, bạn lại là anh lớn nên phải nghỉ học để đi làm, nhường cho các em được đến lớp. Trên đường về, tôi len lén nhìn thấy khóe mắt của cô đỏ hoe. Sau hôm đó, cô làm đơn xin nhà trường miễn học phí cho bạn và động viên gia đình cho bạn tiếp tục đến lớp. Ngày bạn đi học trở lại, cô trò mừng vui khôn xiết.

Tuổi thơ tôi cứ thế lớn lên, ấm áp trong vòng tay của gia đình, thầy cô và bè bạn. Hồi đó, tôi là lớp trưởng nên được các cô ưu ái lắm! Các cô hay trêu: “Con bé này rất hợp với nghề giáo, sau này làm con dâu của cô nhé!”. Lúc đó, tôi chưa hình dung tương lai sẽ theo nghề gì, nghe các cô nói thì chỉ biết cười bẽn lẽn.

Những năm tháng khó nhọc thời cấp 2 cũng qua đi. Lên cấp 3, tôi học xa nhà 15km. Ở đó, tôi cũng được các cô thương lắm! Cô chủ nhiệm còn xin nhà trường cho tôi được học thêm không mất tiền vì cô biết nhà có hoàn cảnh khó khăn hơn các bạn trong lớp. Không ít lần, các cô bảo: “Huyền rất hợp với nghề giáo. Thi trường sư phạm, đi em! Rồi về làm đồng nghiệp với các cô”. Có lẽ do quá ngưỡng mộ thầy cô của mình và một phần được các cô định hướng mà tôi nhen nhóm tình yêu với nghề giáo từ lúc nào chẳng biết. Để rồi khi làm hồ sơ thi đại học, nguyện vọng 1 và 2 của tôi đều là ngành Sư phạm.

Nhớ hồi làm khóa luận tốt nghiệp, cô giáo hướng dẫn vừa sinh em bé được vài ngày, chúng tôi ngô nghê đến mức chẳng để cô nghỉ ngơi, đến gặp cô nhờ góp ý. Thế rồi, cả nhóm ngồi chơi với em bé để cô tranh thủ chữa bài cho từng đứa. Hình ảnh quý giá đó, tôi sẽ mãi ghi nhớ. Cô thực sự là một giáo viên tận tụy, yêu nghề, có tâm, có tài mà tôi ngưỡng mộ đến suốt cuộc đời. Chính cô cũng là người liên tục khẳng định: “Huyền sinh ra để làm giáo viên!”.

Tôi luôn tự hào về gia đình mình, dù nghèo khó nhưng đong đầy yêu thương. Ở đó, tôi được dạy sống sao cho tốt đời, đẹp đạo. Nếu không có những chỉ dạy và yêu thương của bố mẹ, anh chị thì chắc hẳn không có tôi của hôm nay!

Tôi đã bén duyên với nghề giáo được 9 năm. Khi vào nghề, tôi mới thực sự hiểu hết những khó khăn, vất vả của các thầy cô đi trước. Công việc này đòi hỏi chúng tôi phải sống gương mẫu, trách nhiệm và là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Tuy có nhiều áp lực nhưng càng theo nghề, tôi lại càng thấy yêu hơn. Bởi khi đến lớp, nhìn thấy những nụ cười ngây thơ, ánh mắt hồn nhiên của học trò thì mọi muộn phiền trong cuộc sống đều tan biến. Thật may mắn khi tôi được làm việc tại Marie Curie, một ngôi trường tuyệt vời ở thủ đô Hà Nội! Nơi đây có thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang luôn tận tâm vì sự nghiệp giáo dục; có Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ chúng tôi trau dồi chuyên môn; có đồng nghiệp thân thiện, sống tình cảm; có phụ huynh tin yêu ủng hộ; có học sinh ngoan ngoãn, đáng yêu… Tôi thấy mình thật sự hạnh phúc khi được làm việc tại đây. Trong những năm tháng tôi đứng trên bục giảng MC, có biết bao niềm vui, tự hào khi được nhìn thấy học trò trưởng thành hơn mỗi ngày. Tôi tin rằng, mình sẽ tiếp tục với hành trình gieo con chữ thêm nhiều năm nữa.

Với tôi, việc theo đuổi nghề giáo là một mối nhân duyên tốt đẹp. Chúc tất cả thầy cô trên thế giới có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý!

THU HUYỀN

(GVCN 5P1)

17

Tháng 4/2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 6 VÀ LỚP 10, NĂM HỌC 2025 - 2026

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 23:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Thông báo số 3 về tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 năm học 2025 - 2026 của hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội.
Xem thêm

17

Tháng 4/2025

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng Chủ tịch nước Lương Cường “bức ảnh đặc biệt”

Thứ năm, 17 Tháng 4 2025 16:10 Viết bởi TRUONG MARIE
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang (Chủ tịch Hội đồng trường Marie Curie, Hà Nội) đã trân trọng tặng Chủ tịch nước Lương Cường bức ảnh đặc biệt chụp với 22 cháu Làng Nủ - những đứa trẻ sống sót sau trận lũ được ông "nhận nuôi" đến năm 18 tuổi.
Xem thêm

14

Tháng 4/2025

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

MCer kể chuyện đóng phim “đình đám”

Thứ hai, 14 Tháng 4 2025 22:01 Viết bởi TRUONG MARIE
Việc góp mặt trong 2 bộ phim truyền hình được nhiều người yêu thích: “Những chặng đường bụi bặm” và “Hoa sữa về trong gió” đã tiếp thêm động lực cho Đỗ Thế Gia Long (7G3) tự tin theo đuổi đam mê diễn xuất.
Xem thêm

13

Tháng 4/2025

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

ĐỘI BÓNG RỔ NAM MARIE CURIE LÊN NGÔI VƯƠNG Ở GIẢI HỌC SINH QUẬN NAM TỪ LIÊM

Chủ nhật, 13 Tháng 4 2025 15:53 Viết bởi TRUONG MARIE
Ngày 13/4, sân trường Marie Curie - Mỹ Đình trở nên sôi động và náo nhiệt khi diễn ra giải bóng rổ học sinh Quận Nam Từ Liêm năm học 2024 - 2025. Tại đây, 23 đội nam - nữ của các trường THCS đã cống hiến cho khán giả những trận cầu "mãn nhãn" và ấn tượng.
Xem thêm

02

Tháng 4/2025

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

MCER 8 TRỔ TÀI VẼ ANIME, LỒNG TIẾNG CHO VIDEO TIẾNG ANH

Thứ tư, 02 Tháng 4 2025 09:13 Viết bởi TRUONG MARIE
Với chủ đề “Phương tiện giao tiếp trong tương lai”, các MCer 8I5 đã mô tả những công nghệ mà con người có thể sử dụng vào năm 2050 theo cách vô cùng thú vị.
Xem thêm