Học Văn không khó, cứ để MCer lo

Nhờ tiếp cận những kỹ thuật mới cộng thêm cách dạy truyền cảm hứng của cô giáo, các tiết học Ngữ văn trở nên thật vui vẻ, hào hứng đối với MCer khối THCS - cơ sở Văn Phú. Các bạn đã được “vừa học, vừa chơi” và thỏa sức sáng tạo theo cách riêng trong thế giới văn chương.

Kỹ thuật mới thật hay!

Các MCer 6 đã được cô giáo củng cố kiến thức, kỹ năng bằng những cách thức mới mẻ. Cô hướng dẫn các bạn tìm hiểu nhân vật trong truyện một cách hiệu quả thông qua việc tạo lập hồ sơ nhân vật. Nhờ vậy, các bạn hiểu rằng, mỗi nhân vật trong văn bản được nhà văn khắc họa, xây dựng ngoại hình, ngôn ngữ, tính cách, suy nghĩ, tâm trạng… như thế nào. Từ đó, các nhân vật: Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc... trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” hay Thạch Sùng trong “Truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi”... trở nên thật sinh động, dễ hiểu và dễ nhớ.

Trong “Nhật ký đọc sách” của Minh Hải (6M5), nhờ áp dụng cách học mới, cậu đã tóm tắt truyện, tạo lập hồ sơ nhân vật Dế Mèn rất nhanh và có những phản hồi sau đọc (điều thích, chưa thích hay bài học rút ra) rất chân thực.

Minh Hải viết: “Từ những chuyến phiêu lưu của Dế Mèn và các bạn, em đã học thêm được nhiều bài học trong cuộc sống. Sự thay đổi của Mèn qua nhiều năm tháng giúp em có thêm động lực để làm việc khó và hiểu rằng, sự kiên nhẫn là rất cần thiết. Cuốn sách có rất nhiều tình tiết bất ngờ, nhà văn Tô Hoài dùng từ tả các loài vật rất sinh động. Nhờ đó, cuốn sách rất hay và cuốn hút.

Tuy nhiên, điều em chưa thích ở tác phẩm là khi Dế Mèn trở về quê hương sau cuộc phiêu lưu. Em đã mong câu chuyện có cái kết thật đẹp nhưng Mèn được báo tin rằng, anh trai và mẹ đã mất vì cơ thể ốm yếu. Điều đó khiến em rất buồn và cảm thấy chưa hài lòng. Qua cuốn sách, em học được rằng, con người phải biết xông pha đi đây, đi đó, có đức tính dũng cảm, tốt bụng; chứ đừng kiêu ngạo, ích kỷ”.

Không chỉ đọc, các bạn còn biết cách sáng tác truyện một cách thú vị. Nếu không có kỹ thuật, việc này trở nên thật khó. Nhưng với kỹ thuật tư duy 5W1H (What, Who, Where, When, Why, How), các MCer dễ dàng lên ý tưởng cho câu chuyện, thậm chí sê-ri truyện dài tập.

Ví dụ: Với yêu cầu viết bài văn kể lại một trải nghiệm, áp dụng kỹ thuật tư duy 5W1H, các bạn nhanh chóng xác định được các thành tố truyện:

- What: Trải nghiệm đáng nhớ nào đã trải qua? (Đó là câu chuyện gì?)

- When: Câu chuyện xảy ra khi nào?

- Where: Câu chuyện xảy ra ở đâu?

- Who: Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì?

- How: Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự như thế nào?

- Why/Which: Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? Cảm xúc như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

Bất ngờ với chiếc bánh OREO thơm ngon

Các MCer 8 vô cùng bất ngờ khi chiếc bánh OREO mà cô giáo trao thưởng cho phần khởi động tiết học tranh biện (Debate) lại là “chìa khóa” cho việc xây dựng sơ đồ lập luận khi đọc - hiểu hoặc tạo lập một văn bản nghị luận.

Theo đó, mỗi nhóm vận dụng kỹ thuật OREO để đưa ra quan điểm và lập luận (bằng lý lẽ, bằng chứng) để chứng minh, bảo vệ ý kiến của mình.

Các nhóm bắt đầu bằng việc nêu vấn về và khẳng định quan điểm (O - Opinion); làm sáng tỏ và thuyết phục quan điểm bằng ít nhất 3 lí do (R - Reason); tiếp tục đưa ra bằng chứng để chứng minh quan điểm (E - Example); cuối cùng là khẳng định hoặc mở rộng, nâng cao quan điểm (O - Opinion).

Với kỹ thuật này, các bạn có thể áp dụng cho cả viết (tư duy lập luận) và nói (tư duy lập luận trình bày, diễn giải để thuyết phục). Vừa được thưởng thức bánh OREO thơm ngon vừa được học biết bao điều hay, tiết học Văn trở nên thật thú vị!

Cô Trịnh Huế (GV Ngữ văn) cho biết: “Với mong muốn giúp học sinh dễ học, dễ nhớ, yêu thích môn Văn hơn, mình đã học hỏi và áp dụng những kỹ thuật dạy học hiện đại. Khi được giới thiệu các kỹ thuật mới, các con rất hào hứng, có bạn lúc ra chơi còn xin cô chụp lại bằng điện thoại vì sợ không may làm mất vở.

Các bạn lớp 6 có thể vận dụng để viết bài văn kể lại trải nghiệm, mở rộng hơn là tư duy kể một câu chuyện cho ai đó. Còn với kỹ thuật OREO, các bạn khối 8 có thể sử dụng được ngay vì rất dễ hiểu. Chỉ cần theo từng bước O, R, E, O, các bạn dễ dàng nhớ để lập sơ đồ lập luận cho vấn đề nào đó. Mình nhận thấy, khi gắn ngôn ngữ văn chương với những tên gọi ngắn gọn, các con sẽ dễ nhớ và thích thú học hơn”.

07

Tháng 9/2024

THẦY KHANG NHẮN NHỦ THÔNG ĐIỆP Ý NGHĨA NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG

THẦY KHANG NHẮN NHỦ THÔNG ĐIỆP Ý NGHĨA NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG

THẦY KHANG NHẮN NHỦ THÔNG ĐIỆP Ý NGHĨA NHÂN NGÀY KHAI GIẢNG

Thứ bảy, 07 Tháng 9 2024 20:15 Viết bởi TRUONG MARIE
“Đừng bao giờ để đến ngày mai những việc bạn có thể làm hôm nay!” là lời nhắn nhủ sâu sắc của “ông nội” Khang tới học trò trong ngày Khai giảng năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

05

Tháng 9/2024

Rưng rưng dưới cờ

Rưng rưng dưới cờ

Rưng rưng dưới cờ

Thứ năm, 05 Tháng 9 2024 23:50 Viết bởi TRUONG MARIE
Trong nghi thức chào cờ, thầy trò chúng tôi đặt tay phải lên trái tim, hướng ánh mắt lên Quốc kỳ nền đỏ sao vàng, rưng rưng xúc động hát vang Quốc ca - “Đoàn quân Việt Nam đi…”!
Xem thêm

02

Tháng 9/2024

TIẾT HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN “2 TRONG 1”

TIẾT HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN “2 TRONG 1”

TIẾT HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN “2 TRONG 1”

Thứ hai, 02 Tháng 9 2024 14:48 Viết bởi TRUONG MARIE
Trong tiết Hoạt động thư viện (HĐTV) đầu tiên của năm học mới, “cư dân” 8P4, 8I5 hào hứng trải nghiệm không gian học tập mới lạ và đẹp mắt. Đặc biệt, màn ra mắt ấn phẩm “Chuyện viễn tưởng” do chính các bạn sáng tác khiến ai cũng thích thú.
Xem thêm

31

Tháng 8/2024

MCER NHÍ VUI THÍCH LÀM CỜ TỔ QUỐC MỪNG QUỐC KHÁNH

MCER NHÍ VUI THÍCH LÀM CỜ TỔ QUỐC MỪNG QUỐC KHÁNH

MCER NHÍ VUI THÍCH LÀM CỜ TỔ QUỐC MỪNG QUỐC KHÁNH

Thứ bảy, 31 Tháng 8 2024 14:48 Viết bởi TRUONG MARIE
Để chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, thầy trò MC có nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, hoạt động vẽ, cắt dán lá cờ đỏ sao vàng được các học sinh Tiểu học vô cùng yêu thích.
Xem thêm

30

Tháng 8/2024

Thực đơn tháng 9/2024

Thực đơn tháng 9/2024

Thực đơn tháng 9/2024

Thứ sáu, 30 Tháng 8 2024 08:00 Viết bởi TRUONG MARIE
Thực đơn tháng 9/2024 của khối TH - THCS.
Xem thêm