Đại diện Việt Nam thi tranh biện quốc tế

Đội của Trần Hà Mi (CHS E1, 08 - 12) đã vượt qua vòng loại Quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đại diện Việt Nam sang Thụy Điển thi đấu phiên tòa giả định về đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2018. 

Hà Mi hiện là sinh viên K42, Học viện Ngoại giao.

Thành tích:

- Giải Nhất cuộc thi làm phim “Kid Witness News 2008” (Qua ống kính trẻ thơ) do Panasonic tổ chức với bộ phim “Hãy nghĩ về môi trường trước khi ấn nút Print!”.

- Top 5 cuộc thi “DAV Leaders 2015” (Tìm kiếm thủ lĩnh sinh viên Ngoại giao).

- Top 5 cuộc thi tranh biện “DAV Debate Open 2017”.

Cô bạn mê tranh biện

Theo cô Trần Hòa (mẹ của Hà Mi), khoảng 4 - 5 tuổi, Hà Mi đã luôn tự tranh biện, đặt những câu hỏi mà người lớn khó trả lời và ham thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam nên mọi người đặt cho biệt danh “bà cụ non”. Lúc nhỏ, Hà Mi cũng thích thú với hình ảnh ngoại giao, đàm phán trên tivi rồi nhen nhóm ước mơ đỗ vào Học viện Ngoại giao. Hàng tuần, cô bạn đều được mẹ đưa đến cổng trường và nói rằng: “Muốn thi vào đây, con phải học giỏi, đặc biệt là tiếng Anh”.

Từ đó, cô bạn quyết tâm học thật tốt ngoại ngữ. “Ngày ấy, cấp 2 Marie Curie nổi tiếng với chương trình học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Hà Mi tự quyết định thi vào trường. Vì con tự lập từ bé, luôn biết tự đặt ra mục tiêu phấn đấu nên bố mẹ hoàn toàn không áp đặt và tin tưởng vào sự lựa chọn của con”, cô Trần Hòa nói.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

Hà Mi rất thích đọc sách và luôn muốn khám phá đến tận cùng bản chất của vấn đề. Ngoài Lịch sử và Địa lý, cô bạn cũng ham tìm hiểu tranh biện, mô phỏng Liên hợp quốc, diễn án luật... Khi ước mơ vào Học viện Ngoại giao thành sự thật, cô bạn càng yêu thích ngành này vì được tham gia rất nhiều hoạt động tranh biện, nghiên cứu. Theo Hà Mi, điều thú vị của nghề “thầy cãi” chính là phải đi sâu vào vấn đề theo cả chiều xuôi và ngược. Còn cái khó của luật sư là vừa phải tư duy theo quan điểm có lợi cho bên mình ủng hộ, lại vừa phải tư duy những lập luận mà bên phản đối có thể đưa ra, từ đó tiếp tục phân tích và đi sâu hơn nữa.

Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi và trong nhà

“Mình lựa chọn học luật để có sự hiểu biết nhất định về luật pháp nhằm giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống. Học khoa Luật, các vấn đề thường được mở rộng ở quy mô quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng và tích cực trong cộng đồng quốc tế, mình cần chủ động tìm hiểu để hiểu biết cả luật Việt Nam và quốc tế. Đó cũng là lý do mình tham gia cuộc thi phiên tòa giả định về đầu tư nước ngoài. Sân chơi này giúp mình rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng tranh tụng, tiếng Anh và kinh nghiệm giải quyết các vấn đề pháp lý; phấn đấu trở thành luật sư, chuyên gia pháp lý trong tương lai nhằm đóng góp vào sự phát triển của đất nước”, Hà Mi cho biết.

Trong cuộc thi phiên tòa giả định đầu tư, để giành ngôi vị cao nhất và đại diện Việt Nam tranh tài với các nước khác, đội của Hà Mi đã trải qua vô vàn thử thách, khó khăn. Đó là phải vượt qua 19 đội thi, đoạt giải Nhất Quốc gia và nỗ lực giành vị trí 8/20 vòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hà Mi cho biết, ở từng vòng thi, cả đội luôn đầu tư cực kỳ nghiêm túc, từ kế hoạch luyện tập, phân công nhiệm vụ của mỗi bạn rất rõ ràng đến thái độ phấn đấu hết sức dù đều đang là sinh viên năm 4.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng

“Ban đầu tham gia, mình không nghĩ đội đi xa được như vậy. Lúc biết tin trở thành đại diện của Việt Nam thi đấu với các đối thủ mạnh như: NUS (Singapore), ĐH Warsaw (Ba Lan), Harvard (Mỹ), King’s College (Anh), mình thấy rất may mắn vì đó là cơ hội tốt để học tập, trải nghiệm nhưng đồng thời là áp lực rất lớn. Bởi đây là lần đầu chúng mình được tham dự đấu trường với quy mô lớn như thế nên luôn nỗ lực hết sức. Chúng mình đã cùng nhau luyện tập các kỹ năng như: trình bày lập luận, nghiên cứu các vấn đề về luật đầu tư...”, Hà Mi nói thêm.

Trưởng thành nhờ tình yêu thương ở MC

Vì thích học ngoại ngữ nên hồi đó, Hà Mi quyết định thi vào lớp E1, Marie Curie. Theo cô bạn, MC mang đến rất nhiều điều tuyệt vời. “Mình nhớ cô Vũ Hồng khiến mình không thể ghét nổi môn Toán dù trước đó thấy môn này rất khô khan. Vì cô quá đáng yêu nên mình yêu lây cả môn Toán. Mình cũng nhớ giọng văn đầy truyền cảm của cô Thu Hương. Cô Phạm Thủy tuy nghiêm khắc nhưng luôn lặng lẽ quan tâm từng học trò. Mình còn nhớ những lần cả lớp cùng ôn bài, tham gia các hoạt động của trường. Vào những dịp vui ấy, từ Khai giảng đến 20/11, Giáng sinh, Tết Nguyên đán… luôn có thầy Khang. Có lúc thầy qua lớp cùng vui Trung thu, có lần lại đóng ông già Noel đi tặng quà. Nếu trong truyện Totto-chan, thầy Hiệu trưởng Kobayashi nuôi dưỡng tâm hồn học sinh bằng tình yêu thương thì ở Marie Curie, chúng mình trưởng thành nhờ tình yêu của các thầy cô, đặc biệt là thầy Khang”, Hà Mi hồi tưởng.

Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, giày và trong nhà

Cô Phạm Thủy (GV Tiếng Anh) nhớ về cô học trò đáng yêu: “Tập thể E1 khóa đó ấn tượng vô cùng. Các bạn rất ngoan, hầu như không bao giờ để mình phải nhắc nhở kỷ luật. Ngày ấy, cô Liễu đi dọc hành lang chấm thi đua. Trong giờ tự học, cô đứng trước cửa lớp E1 mà không hề nghe thấy tiếng động nào. Lúc mở cửa, cô rất bất ngờ khi các bạn ấy đang chăm chú làm bài. Cả lớp biết nhắc nhau không chỉ trong học tập mà còn ở cách cư xử. E1 không chỉ học tốt mà chơi cũng tốt. Năm lớp 9, đội bóng đá nam mang về cúp Vàng, còn các cô gái giành giải Nhất cuộc thi flashmob.

Hà Mi là cô học trò đáng yêu, học giỏi, ý thức rất tốt. Đặc biệt, em có kỹ năng giao tiếp, luôn lễ phép với thầy cô, hòa nhã với bạn bè. Hình ảnh em cúi người nhặt rác dưới sân trường gây ấn tượng với mình đến tận bây giờ. Em ấy còn giành giải Ba cuộc thi Học sinh thanh lịch do nhà trường tổ chức tại Thác Đa. Từ cấp 2, em đã bộc lộ cá tính muốn tìm hiểu đến tận gốc rễ của vấn đề. Ví dụ trong giờ tiếng Anh, chưa hiểu câu nào, em sẽ hỏi mình ngay: “Cô ơi, tại sao câu này lại như thế ạ?””.

Cô Trần Hòa cho rằng: “Nếu được lựa chọn lại, chắc chắn gia đình vẫn quyết định cho Hà Mi học Marie Curie. Bởi con được sống trong môi trường các thầy cô chu đáo, yêu thương hết mực, bạn bè rất đoàn kết. Bốn năm học, ngày nào, Hà Mi cũng kể về thầy Khang, thầy cô và chuyện trường, lớp. Mình cảm nhận được qua câu chuyện của con cách thầy Khang quan tâm học trò từ những điều nhỏ nhất. Mỗi dịp Khai giảng, Noel, Tết…, dù bận rộn nhưng thầy đều có những bức thư, lời nhắn nhủ rất chân thành, gần gũi tới các con. Thầy còn gửi tình hình học tập của từng con đến CMHS - điều mà thời đó không phải trường nào cũng làm được. Cảm ơn thầy cô MC rất nhiều!”. 

Trong hình ảnh có thể có: 23 người, mọi người đang cười

Trưởng thành từ MC, Hà Mi rất mạnh mẽ tự đứng lên sau những thất bại, khó khăn. Cô bạn quan niệm rằng, sẽ có những lúc vấp ngã, thất vọng trong cuộc sống và hãy coi đó chỉ là một thử thách nhỏ. Hãy cứ đi tiếp rồi những ngày vui sẽ đến, còn hơn chỉ ngồi và để cảm giác thất vọng chiếm đoạt tâm trí, khiến những ngày sau vẫn chất chứa nỗi buồn! 

Cuộc thi “FDI Moot” (Foreign Direct Investment International Arbitration Moot) ra đời năm 2006 với sự phối hợp tổ chức của Trung tâm CILS (Áo), ĐH King’s College (Anh), ĐH Pepperdine (Mỹ), ĐH Suffolk (Mỹ) và Hiệp hội Trọng tài quốc tế Đức (DIS). Năm 2018, tranh chấp giả định của FDI Moot liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản và trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nơi các sinh viên luật được thực hành, trải nghiệm với vai trò luật sư trước hội đồng trọng tài giả định.

Đội thi gồm 4 thành viên: Trần Hà Mi, Tôn Nữ Thanh Bình, Trịnh Phương Cầm, Trịnh Phương Thảo của Học viện Ngoại giao đã vượt qua sinh viên Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Philippines để giành vị trí nhất bảng vòng châu Á - Thái Bình Dương tại Seoul (Hàn Quốc), trở thành đại diện duy nhất và đầu tiên của Việt Nam tham dự vòng thi quốc tế.

16

Tháng 4/2024

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 10:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Các bạn đã có trải nghiệm ý nghĩa và đầy cảm xúc khi được “mục sở thị” tòa nhà Quốc hội Việt Nam.
Xem thêm

16

Tháng 4/2024

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 08:30 Viết bởi TRUONG MARIE
Mình yêu văn đủ để cười nhiều hơn mỗi ngày lên lớp. Văn chương đã cho mình những điều tích cực, biết mình còn rung động và được yêu. Đáp lại những nụ cười ấy là sự tin yêu của học trò và đồng nghiệp.
Xem thêm

11

Tháng 4/2024

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

Thứ năm, 11 Tháng 4 2024 16:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Tập thể 12M1 đã tới trao quà cho các bệnh nhân ở xóm chạy thận Ngọc Hồi; cùng nhóm Sen Hồng nấu và phát hơn 300 suất cơm chay cho người nhà bệnh nhân ở viện Nhi Trung ương.
Xem thêm

11

Tháng 4/2024

Siêu cúp giải bóng mùa xuân: "Đàn em" vươn lên giành chiến thắng

Siêu cúp giải bóng mùa xuân: "Đàn em" vươn lên giành chiến thắng

Siêu cúp giải bóng mùa xuân: "Đàn em" vươn lên giành chiến thắng

Thứ năm, 11 Tháng 4 2024 14:05 Viết bởi TRUONG MARIE
Loạt trận siêu cúp khép lại “Marie Curie Cup 2024” khối THCS, THPT - Văn Phú đã diễn ra đầy sôi nổi, bất ngờ. Các đội quyết tâm rượt đuổi tỷ số, khiến bầu không khí càng trở nên gay cấn, hồi hộp.
Xem thêm

10

Tháng 4/2024

Chung kết bóng THCS: Những màn "đối đầu" gay cấn

Chung kết bóng THCS: Những màn "đối đầu" gay cấn

Chung kết bóng THCS: Những màn "đối đầu" gay cấn

Thứ tư, 10 Tháng 4 2024 14:20 Viết bởi TRUONG MARIE
Loạt trận Chung kết (CK) bóng đá, bóng ném khối THCS - Văn Phú diễn ra vô cùng kịch tính, quyết liệt với những màn rượt đuổi tỷ số sát nút, những pha bóng “thót tim”. Đội nào cũng nỗ lực hết mình, tận dụng đến giây phút cuối cùng để có thể chạm tay vào cúp Vàng danh giá.
Xem thêm