Gặp gỡ kiến trúc sư thiết kế trường Marie Curie

Ngay sau khi được hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2014, công trình trường Marie Curie cơ sở Mỹ Đình đã đoạt giải thưởng Kiến trúc Quốc gia. Khi được hỏi cảm nhận về điều này, KTS Lê Duy Khoa (Trưởng phòng Vận hành) cười tươi tâm sự: “Mình nhận thấy bản thân rất may mắn vì hiếm có kiến trúc sư nào được chủ đầu tư tin tưởng giao cho thiết kế dự án, quản lý việc thi công xây dựng và giờ là được trực tiếp vận hành như ở Marie Curie”. 

Xin chào KTS Lê Duy Khoa! Từ đâu mà KTS biết đến dự án xây dựng trường Marie Curie ạ?

Năm 2008, mình tình cờ quen Việt Nam, con trai của thầy Khang. Hai anh em rất hợp tính nhau. Trong một lần trò chuyện, Việt Nam có nói đến dự án xây trường học của gia đình và cho mình xem qua bản thiết kế dự án tiền khả thi do một đơn vị làm. Mình thấy mảnh đất đẹp như vậy mà chỉ xây ba tầng thì phí quá! Sau đó, Việt Nam mời mình đến nhà trao đổi với thầy Khang. Mình thưa chuyện rằng, dự án này chỉ thiết kế có ba tầng thì không phù hợp với xu thế hiện nay, đã mất công xin được mảnh đất đẹp thì cố gắng làm một lần cho hiệu quả và thích hợp với sự phát triển của trường MC sau này. Nghe xong, thầy Khang nhất trí và nói: “Cháu giúp chú lên một phương án đề xuất xem như thế nào nhé!”.

Sau cuộc gặp gỡ đó, mình thường xuyên tới khu TH1 của KĐT Mỹ Đình - Mễ Trì để khảo sát rồi quyết định đề xuất với thầy rằng: “Mảnh đất này không lớn. Nếu xây dựng thấp tầng và đảm bảo quy mô học sinh thì sẽ không còn nhiều không gian chơi. Như vậy không gian sẽ rất gò bó, không phù hợp với hoạt động của trẻ em. Dù ở Việt Nam chưa từng có trường phổ thông nào cao hơn 5 tầng nhưng cháu vẫn xin đề xuất với chú phương án xây trường MC cao tầng để có thể dung hòa được nhu cầu học tập và vui chơi của học sinh trường mình. Cháu sẽ dùng toàn bộ kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tế để chứng minh cho các sở, ban ngành của TP. Hà Nội thấy rằng, trường học ở nước ta cũng có thể làm cao tầng giống như nhiều nước trong khu vực”. Dù đề xuất của mình có phần “mạo hiểm” nhưng thầy Khang vẫn gật đầu đồng ý cho triển khai. Mình nhận thấy, thầy tuy nhiều tuổi nhưng tư tưởng cực kỳ cấp tiến và nhiều ý tưởng, quyết định của thầy còn táo bạo hơn cả thanh niên.

Trong hai tháng, mình thiết kế một số phương án để so sánh lựa chọn ra phương án tối ưu nhất. Theo thiết kế truyền thống, mình thấy hầu hết ở các trường, phòng ban của khối hiệu bộ được thiết kế nằm lẫn với khu học tập của học sinh. Do vậy, mình muốn tách hiệu bộ thành khu vực riêng biệt, giống như toà nhà văn phòng. Hơn nữa, theo quy chuẩn, khu văn phòng được phép xây cao tầng hơn khối học. Sau khi lên phương án thiết kế xong, mình gặp thầy Khang trình bày. Thầy ưng ngay và chỉ hỏi: “Liệu xây cao như vậy thì có được chính quyền đồng ý cấp giấy phép hay không?”. Mình trả lời: “Cháu nghĩ với lập luận khoa học và nhất là được sự đồng thuận của chủ đầu tư, khả năng xin được là rất lớn”. Một năm là khoảng thời gian để mình và thầy Khang cùng thuyết phục và nhận được sự chấp thuận phương án thiết kế từ UBND TP. Hà Nội và Sở Quy hoạch Kiến trúc.

KTS đã có sự tính toán tỉ mỉ như thế nào trong quá trình thiết kế để tạo nên ngôi trường MC độc đáo mà ít nơi có được như hiện tại?

Vị trí đặt cổng chính Trường Sa được mình tính toán rất kỹ lưỡng. Mình quan sát thấy mảnh đất bên cạnh Marie Curie cũng là trường học và dự đoán sau này, họ sẽ làm cổng chính ở hướng đường Trần Văn Lai. Nếu trường MC cũng làm cổng Trường Sa phía đường này thì cổng chính của hai trường sẽ rất gần nhau. Khi tan học, dễ xảy ra xung đột giao thông, làm ảnh hưởng đến khu dân cư. Bởi vậy, mình “nhường” mặt đường Trần Văn Lai cho họ và để cổng Trường Sa ở mặt đường nhỏ hơn một chút nhưng vẫn đủ lớn để xe buýt đưa đón học sinh có thể ra vào. Đây là một sự nhường nhịn hợp lý trong thiết kế.

Ngoài ra, rất hiếm chủ đầu tư chịu dành phần đất của mình cho không gian công cộng vì quan điểm “tấc đất là tấc vàng”. Nhưng thầy Khang lại khác. Thầy đồng ý ngay khi mình đưa ra ý tưởng làm một quảng trường nhỏ với không gian mở ở khu vực trước ngã tư phố Trần Văn Lai. Đất vẫn là của trường nhưng nhiều người có thể đi vào mà không bị ngăn cấm. Đặc biệt, quảng trường này có hai công năng. Một là khi trường MC diễn ra sự kiện thì nơi đây trở thành điểm nhấn, hai là đóng góp cho khu cư dân không gian để mọi người có thể đi dạo, tập thể dục. Thú thực, mình rất ngưỡng mộ nhưng cũng ngạc nhiên không kém trước sự đồng ý nhanh chóng của thầy. Bởi hiếm lắm mới có chủ đầu tư để ra một khoảng đất như thế cho các hoạt động cộng đồng. Từ khi cơ sở Mỹ Đình đi vào hoạt động đến nay, khu vực quảng trường đã mang lại những hiệu quả tích cực. Rất nhiều người đến chụp ảnh đăng lên Facebook, nhất là khi diễn ra các lễ hội hoa của trường. Điều này vô hình chung giúp quảng bá cho trường rất nhiều.

Trường MC không có nhiều đất nên ngoài sân chính ở giữa trường, mình thiết kế thêm nhiều không gian vui chơi khác như: vườn trúc, sảnh piano, sân sau, chòi Đông - chòi Tây, vườn cây tầng 8... Bởi theo tâm lý của từng lứa tuổi, học sinh các cấp sẽ tự tìm đến chỗ vui chơi phù hợp.

Mình thiết kế hành lang gần như ôm lấy phía Tây. Mục đích là để nắng hướng Tây không chiếu trực tiếp vào lớp học mà phải đi qua dãy hành lang, tránh được nắng mùa hè.

Thuở nhỏ, mình rất thích ngắm nhìn cảnh vật qua lớp giấy gói oản đủ các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Từ điều đó, mình đã thiết kế những tấm kính nhiều màu sắc ở hành lang để khi nắng chiếu vào, tạo nên những sắc màu vui tươi như lứa tuổi học trò. Hội trường tầng 9 cũng có những ô sắc màu thú vị, phù hợp với tuổi thơ như vậy. Qua những tấm kính đó, chúng ta lại được nhìn cảnh vật hàng ngày với một màu sắc tươi vui, lạ mắt.

Để thực hiện thành công một dự án, ngoài chuyên môn tốt, KTS còn cần sự “đồng tâm hiệp lực” của chủ đầu tư. Ở công trình trường Marie Curie, KTS đã nhận được sự hỗ trợ như thế nào?

Sau khi xây trường xong, hai chú cháu ngồi cà phê trò chuyện. Thầy Khang nói trường hiện đại như vậy, không thể vận hành như các cơ sở cũ. Thầy bảo thấy yên tâm nhất nếu mình có thể đảm nhận việc này. Sau ba năm hợp tác làm việc, mình rất quý mến thầy và được thầy Khang coi như con cháu trong nhà nên mình đồng ý với đề nghị đó. Là người trực tiếp thiết kế nên mình rất hiểu công trình này. Mình đã dành hai năm tập trung xây dựng bộ máy vận hành để nó có thể thực hiện một cách nhuần nhuyễn, phù hợp với đặc thù của trường MC.

Từ khi tốt nghiệp trường đại học rồi đi làm đến nay, thầy Khang là chủ đầu tư đặc biệt nhất mà mình được gặp. Thầy tin tưởng mình tuyệt đối. Những lần trao đổi công việc, thầy luôn hỏi rất kỹ càng chỗ này, chỗ kia có an toàn, thoải mái cho học sinh không; chứ chưa bao giờ hỏi: “Phòng của chú ở đâu?”. Phòng làm việc của thầy ở chỗ nào hoàn toàn do KTS quyết định. Mình đã thiết kế phòng của Hiệu trưởng ở tầng 8 Hiệu bộ. Biết thầy Khang rất thích ngắm học sinh đến trường mỗi buổi sáng nên mình thiết kế phòng có ban công. Lúc chưa thi công xây dựng trường, mình tưởng tượng hình ảnh thầy ngồi ở ban công, say sưa ngắm nhìn học sinh tới trường. Sau này trường đi vào hoạt động, nhiều lần ngồi ở quán cà phê đối diện trường, khi ngước mắt nhìn lên cao, mình đều thấy cảnh đó thật.

Một KTS nổi tiếng từng nói rằng: “Không có kiến trúc sư giỏi, chỉ có chủ đầu tư thông minh”. Ngày đi học, mình thực sự không hiểu câu đó. Ngay cả sau này đi làm nghề, mình cũng không hiểu lắm, thậm chí lúc nào cái tôi cũng cao. Khi sang Pháp học, có cơ hội đến tham quan công trình của chính KTS nổi tiếng đó, mình vẫn chưa “vỡ ra” điều đó. Chỉ đến khi làm việc với thầy Khang, mình mới hiểu một cách sâu sắc. Thầy Khang đã dạy mình hiểu câu nói ấy bằng chính tính cách, cách làm việc của thầy đối với mình, với công trình.

Trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành trường MC, hai con trai của thầy Khang - anh Việt Bắc và Việt Nam cũng rất thấu hiểu và hết sức giúp đỡ mình. Dù là con trai của chủ đầu tư nhưng cả hai rất tôn trọng mình, không bao giờ gây áp lực hay can thiệp vào công việc của mình. Khi mình gặp khó khăn, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ. Trong quá trình xây dựng MC, Việt Nam còn giúp mình bổ sung những chi tiết hữu ích cho trẻ em. Mình nhận thấy rằng, với cương vị Trưởng ban quản lý nhà ăn MC, Việt Nam cực kỳ chú ý những thiết kế, hình vẽ trang trí cho nơi này theo từng dịp lễ hội. Việt Nam rất giống thầy Khang ở một điểm là hết lòng vì trẻ con, đã làm gì cho trẻ con thì không tiếc. Mình thật sự rất trân quý tình cảm anh em giữa mình và Việt Nam.

19

Tháng 4/2024

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

THÔNG BÁO SỐ 3 VỀ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10, NĂM HỌC 2024 - 2025

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024 09:04 Viết bởi TRUONG MARIE
Hệ thống giáo dục Marie Curie, Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024 - 2025.
Xem thêm

17

Tháng 4/2024

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Đội bóng rổ MC "ẵm" cúp Vàng giải thanh niên quận Hà Đông

Thứ tư, 17 Tháng 4 2024 15:06 Viết bởi TRUONG MARIE
Tại Chung kết (CK) giải “Bóng rổ thanh niên quận Hà Đông 2024”, đội THPT Marie Curie đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh để giành cúp Vô địch.
Xem thêm

16

Tháng 4/2024

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

MCer 7G2, 7I4 thích thú với khảo cổ học

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 10:02 Viết bởi TRUONG MARIE
Các bạn đã có trải nghiệm ý nghĩa và đầy cảm xúc khi được “mục sở thị” tòa nhà Quốc hội Việt Nam.
Xem thêm

16

Tháng 4/2024

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

YÊU VĂN CHƯƠNG ĐỂ TRÁI TIM RUNG NHỊP RỘN RÀNG

Thứ ba, 16 Tháng 4 2024 08:30 Viết bởi TRUONG MARIE
Mình yêu văn đủ để cười nhiều hơn mỗi ngày lên lớp. Văn chương đã cho mình những điều tích cực, biết mình còn rung động và được yêu. Đáp lại những nụ cười ấy là sự tin yêu của học trò và đồng nghiệp.
Xem thêm

11

Tháng 4/2024

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

12M1 GIÚP ĐỠ BỆNH NHÂN XÓM CHẠY THẬN

Thứ năm, 11 Tháng 4 2024 16:07 Viết bởi TRUONG MARIE
Tập thể 12M1 đã tới trao quà cho các bệnh nhân ở xóm chạy thận Ngọc Hồi; cùng nhóm Sen Hồng nấu và phát hơn 300 suất cơm chay cho người nhà bệnh nhân ở viện Nhi Trung ương.
Xem thêm